Hệ thống tác chiến điện tử Koral của Thổ Nhĩ Kỳ khiến S-400 Nga tê liệt?
Báo chí Nga tỏ ra e ngại việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tấn công chế áp điện tử các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của nước này bố trí tại căn cứ không quân Hmeimim.
Lầu Năm Góc muốn Nga đưa các vũ khí hạt nhân mới nhất vào Hiệp ước START-3 / Tiêm kích MiG-29K tối tân của Ấn Độ lại rơi
Trang Avia của Nga cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hệ thống tác chiến điện tử (EW) của mình ở tỉnh Idlib để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống phòng không S-400 Nga đặt tại căn cứ không quân Hmeimim.
Trang Avia cho rằng, với khí tài trên, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dự định can thiệp vào phòng không Nga để tạo thuận lợi cho máy bay của mình tấn công vào các vị trí của quân đội chính phủ Syria (SAA) ở Aleppo và Idlib.
Hiện tại giới phân tích chưa biết chính xác hệ thống tác chiến điện tử Koral của Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai ở đâu để có thể can thiệp vào phòng không của Nga và Syria.
Tuy nhiên theo một số giả định, vị trí của nó cách căn cứ không quân Nga không quá 80 - 90 km, có thể tạo ra sự gián đoạn trong hoạt động của các khí tài điện tử của vũ khí Nga.
"Với một tổ hợp S-400 trong kho vũ khí của mình, Thổ Nhĩ Kỳ có thể nghiên cứu cơ chế can thiệp vào hệ thống phòng không này, từ đó ngăn Nga kiểm soát không phận miền bắc Syria, mối đe dọa là rất lớn", chuyên gia quân sự Nga lưu ý.
Mặc dù vậy truyền thông Nga vẫn cảnh báo rằng nếu cần thiết, máy bay chiến đấu của không quân nước này sẽ tiến hành các cuộc tấn công để phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ hợp Koral do tập đoàn ASELSAN của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển và chế tạo, nó được cho là sở hữu các tính năng tương tự như hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha của Nga.
Tính năng ưu việt của Koral theo báo cáo khiến nó đủ sức chế áp các cụm radar, đài điều khiển tên lửa phòng không... để đảo bảo an toàn cho máy bay xuất kích làm nhiệm vụ.
Koral mới được chấp nhận đưa vào biên chế quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu năm 2016, cho nên việc đưa nó ra ngoài thực địa để kiểm nghiệm các tính năng lý thuyết là điều đặc biệt cần thiết.
Cấu tạo của hệ thống EW Koral gồm cụm hai radar hỗ trợ điện tử (Radar Electronic Support) và radar tấn công điện tử (Radar Electronic Attack) đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng MAN 8x8 của Đức nhằm tăng tính cơ động.
Trong đó hệ thống radar hỗ trợ điện tử của tổ hợp Koral được trang bị cụm hai tháp ăng ten cỡ lớn có khả năng thu gọn lại khi di chuyển.
Vai trò chính của nó là trinh sát vô tuyến, thu thập dữ liệu tình báo, nhận dạng và cảnh báo sớm các mối đe dọa trên chiến trường. Cụm hệ thống radar này có thiết kế theo dạng module hoạt động trên đa tần số và có tầm hoạt động lên đến 150 km.
Hệ thống radar thứ hai của Koral có nhiệm vụ chính là gây nhiễu và áp chế điện tử đối với các thiết bị quân sự của đối phương. Nó cũng có thể tự động phát hiện các mối đe dọa từ xa và tiến hành vô hiệu hóa chúng.
Cụm radar này của Koral cũng có thiết kế theo dạng module được trang bị thiết bị thu phát kỹ thuật số có thể hoạt động trên nhiều tần số khác nhau với tầm hoạt động hơn 100 km.
Toàn bộ hệ thống tác chiến điện tử Koral được vận hành bởi hệ thống điều khiển trung tâm và một hệ thống giám sát, tất cả đều được đặt trên khung gầm của xe radar hỗ trợ điện tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo