Quốc tế

Nhật Bản bắt đầu phát triển tên lửa phòng thủ đảo tầm xa

Nhật Bản đã khởi động dự án phát triển “tên lửa chống hạm phòng thủ đảo” tầm xa mới và có khả năng cơ động cao.

Quốc hội Mỹ đề xuất cắt giảm số lượng viện trợ cho Ukraine / Quân đội Anh có thể từ bỏ các cấp bậc "quá nam tính"

Là một phần trong chương trình tăng cường khả năng phòng thủ đảo cũng như sẵn sàng phản ứng với bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng từ bên ngoài, Nhật Bản đã bắt đầu phát triển tên lửa hành trình tầm xa đầu tiên, KHI SSM (SSM-tên lửa đất đối hạm). Thông tin này đã được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố mới đây.

Theo thông cáo báo chí từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hợp đồng phát triển KHI SSM mới đã được ký vào đầu tháng này với Kawasaki Heavy Industries [KHI]. Như thông cáo báo chí lưu ý, thời gian nghiên cứu và phát triển tên lửa, tập trung vào “các công nghệ cơ bản cho tên lửa dẫn đường chống hạm mới để bảo vệ đảo”, kéo dài từ năm 2023 đến năm 2027.

Tên lửa chống tàu của Nhật Bản trong một đợt phóng thử. Ảnh: JGSDF

Tên lửa chống tàu của Nhật Bản trong một đợt phóng thử. Ảnh: JGSDF


“SSM mới" đại diện cho một trong nhiều dự án tên lửa mới, bao gồm cả tên lửa siêu thanh, được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố gần đây dành riêng cho "phòng thủ đảo". Có khả năng các tên lửa mới sẽ được triển khai ở các đảo phía Nam của Nhật Bản.

Tên lửa hành trình tầm xa KHI SSM mới cũng có thể được trang bị trên tàu chiến, máy bay và các bệ phóng trên đất liền, đồng thời cũng có thể được sửa đổi để phóng từ tàu ngầm.

>> Xem thêm: Rộ tin lãnh đạo Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine bị thương nặng

Tùy thuộc vào các phiên bản cụ thể, “tên lửa chống hạm phòng thủ đảo” sẽ có chiều dài từ 6 đến 10 m, tầm bắn hơn 1.000 km và có thể đạt tốc độ cận âm Mach 0,8. Về động cơ, tên lửa KHI sẽ được trang bị động cơ phản lực KJ300 mới hiện đang được phát triển bởi KHI.

 

>> Xem thêm: Quân đội Nga đập tan đòn phản công của Ukraine tại Artemovsk

Tên lửa KHI SSM sẽ có hệ thống định vị vệ tinh và quán tính [GPS]. Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, tên lửa sẽ sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại và radar. Theo nhà sản xuất, điều này sẽ giúp tên lửa giảm nguy cơ bị đánh chặn trước các biện pháp đối phó của hệ thống phòng không đối phương và tăng đáng kể hiệu quả tấn công mục tiêu.

>> Xem thêm: Tổng thống Zelensky không tin ông Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine

Điều đáng chú ý là kể từ năm 2017, Nhật Bản đã thúc đẩy việc sản xuất các tên lửa hành trình và chống hạm mới của riêng mình với tầm bắn tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk hoặc TLAM của Mỹ. Ngoài ra, từ tháng 4 năm nay, Nhật Bản đã ký hợp đồng với Mỹ mua 400 tên lửa hành trình Tomahawk, dự định trang bị cho các tàu ngầm của nước này từ năm 2025 đến 2030.

Vũ khí - Khí tài

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm