Nhật Bản sánh ngang Mỹ khi F-3 mang tên lửa siêu thanh
Chuyên gia Ukraine hé lộ kịch bản sử dụng tên lửa ‘đe dọa’ cầu Crimea / Tên lửa siêu thanh Mỹ ra đời không sớm hơn năm 2023
Vũ khí siêu thanh được tiết lộ trong chuyến thăm của Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomohiro Yamamoto đến Trung tâm Nghiên cứu công nghệ hàng không và tên lửa ở gần thủ đô Tokyo.
Trong chuyến thăm, ông Yamamoto đã kiểm tra tiến độ của một số chương trình phát triển công nghệ phòng vệ như quá trình phát triển một loại tiêm kích thế hệ mới và các hệ thống vũ khí liên quan.
Hình ảnh tên lửa siêu thanh Nhật đang phát triển. |
Hình ảnh về chuyến thăm sau đó được ông đăng một số ảnh lên trang Twitter cá nhân. Chuyên gia của Defence-blog cho rằng đây chính là tên lửa hành trình siêu vượt âm thế hệ mới được định danh là Hypersonic Cruising Missile (HCM).
Chương trình HCM được thực hiện với sự phối hợp giữa Cơ quan phụ trách Công nghệ và hậu cần (ATLA) và Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) dự kiến bắt đầu trang bị cho Không quân từ đầu những năm 2030.
Điểm đặc biệt của tên lửa HCM là hệ thống động cơ kết hợp giữa phản lực dòng thẳng Ramjet và động cơ phản lực siêu âm Scramjet để đạt tốc độ bay tối đa gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5).
Ngoài tốc độ của HCM được tiết lộ, những thông tin còn lại của chương trình này vẫn được phía Nhật Bản bảo mật.
Nhưng giới quân sự nước này cho biết, HCM sẽ là một phần trong chiến lược phát triển vũ khí siêu âm thế hệ mới cùng với chương trình phát triển thiết bị lượn siêu thanh (Hyper Velocity Gliding Projectiles – HVGP).
Hiện nay, Nhật Bản đang hoàn thiện công nghệ dẫn đường vệ tinh kết hợp quán tính, tự dẫn chủ động pha cuối để giúp HCM và HVGP có độ chính xác cao và khả năng hoạt động tốt trong môi trường đối kháng điện tử.
Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ đưa vào quỹ đạo 7 vệ tinh đặc biệt để tạo kênh kết nối cho hoạt động của 2 loại vũ khí siêu vượt âm mới này. Cả HCM và HVGP đều được trang bị đầu đạn xuyên giáp cho nhiệm vụ chống hạm, chống boongke và đa năng.
Khi phát triển thành công và chính thức được đưa vào trang bị, HCM sẽ là tên lửa diệt hạm tiêu chuẩn được trang bị trên máy bay F-3 - chương trình chiến đấu cơ tàng hình được đánh giá vượt trội so với F-35 mà Nhật Bản đang theo đuổi.
Tiêm kích F-3 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đốt sau có lực đẩy trên 15 tấn và kết hợp nhiều vật liệu tổng hợp cách nhiệt.
Hệ thống điện tử hàng không của dòng máy bay này bao gồm một radar mảng pha điện tử chủ động hiệu suất cao, các hệ thống tác chiến điện tử và các cảm biến RF đa nhiệm trong khi tất cả hệ thống dây điện sử dụng trong máy bay đều là sợi cáp quang nhằm giúp cho việc truyền tín hiệu nhanh và mạnh hơn.
Chuyên gia của Defence-blog cho rằng, khi F-3 được kết hợp với tên lửa siêu thanh HCM, Nhật Bản sở hữu cặp vũ khí khiến ngay cả đồng minh thân cận là Mỹ, một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới cũng phải bất ngờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này