Quốc tế

Nhật Bản tiếp tục ký hợp đồng mua sắm tên lửa JSM

DNVN - Tên lửa JSM do Tập đoàn Kongsberg của Na Uy chế tạo sẽ được tích hợp vào tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Nhật Bản.

Thiết giáp VN-1 Trung Quốc bị chỉ trích nặng nề / S-70 Hunter được thử nghiệm trong vai trò tiêm kích

Công ty Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy thông báo vào ngày 1 tháng 12 rằng họ đã ký một hợp đồng tiếp theo trị giá 820 triệu NOK (92,4 triệu USD) để cung cấp thêm Tên lửa tấn công dẫn đường chính xác (JSM) cho Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF's), để tích hợp vào phi đội máy bay chiến đấu liên hợp Lockheed Martin F-35 Lightning II đang phát triển.

Nhà sản xuất chỉ ra rằng đây là hợp đồng tiếp theo thứ hai cho JSM do Nhật Bản trao tặng. Thương vụ đầu tiên được công bố vào ngày 12 tháng 11 năm 2019 có trị giá 450 triệu NOK. Một hợp đồng cung cấp "giao hàng ban đầu" dành cho tên lửa, được thiết kế để lắp vào khoang chứa vũ khí bên trong của máy bay cất và hạ cánh thông thường (CTOL) F-35A đã được công bố vào tháng 3 năm 2019, nhưng giá trị của thỏa thuận ban đầu đó đã không được tiết lộ.

Không có thông tin chi tiết về số lượng tên lửa được cung cấp hoặc lịch trình giao hàng. Tuy nhiên một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MoD) đã nói với Tạp chí quốc phòng Janes vào ngày 9 tháng 9 rằng Tokyo dự kiến ​​sẽ bắt đầu tiếp nhận tên lửa JSM từ tháng 4 năm 2021.

Tên lửa JSM sẽ là vũ khí tấn công tầm xa lợi hại của tiêm kích F-35 Nhật Bản. Ảnh: Janes Defense.

Tên lửa JSM sẽ là vũ khí tấn công tầm xa lợi hại của tiêm kích F-35 Nhật Bản. Ảnh: Janes Defense.

Việc phát triển tên lửa JSM có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên biển và đất liền tầm xa - hiện là loại duy nhất có thể mang bên trong khoang vũ khí của F-35, bắt đầu vào năm 2008 và hoàn thành vào giữa năm 2018, sau một loạt các cuộc thử nghiệm xác nhận. Tên lửa có tầm bắn khoảng 500 km và do đó có thể được phóng từ khoảng cách an toàn.

Số vũ khí trên sẽ mang lại ưu thế vượt trội cho Nhật Bản trong trường hợp xảy ra giao tranh liên quan đến tranh chấp quần đảo Kuril với Nga, hay Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.

Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm