Quốc tế

Nhật Bản tuyên bố tự phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ tiếp theo

DNVN - Nhật Bản cho biết rằng họ không cần nhập khẩu công nghệ nước ngoài cho việc chế tạo tiêm kích tàng hình tương lai.

Tiêm kích Israel phóng tên lửa theo hướng Syria bố trí S-300 / Triều Tiên dọa tấn công trong bối cảnh Mỹ suy yếu vì dịch bệnh Covid-19

Cơ quan Mua sắm, Công nghệ & Hậu cần (ATLA) của Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MoD) đã xác nhận với Tạp chí quốc phòng Jane's rằng họ có kế hoạch tự mình theo đuổi dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.

Tokyo đã từ chối các đề xuất của những nhà sản xuất nước ngoài, bao gồm cả Lockheed Martin để phát triển một máy bay tàng hình mới, bằng cách kết hợp các yếu tố của tiêm kích thế hệ thứ năm F-22 và F-35.

Tokyo đặt mục tiêu thay thế máy bay chiến đấu Mitsubishi F-2 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) bằng tiêm kích tàng hình trong tương lai vào những năm 2030.

"Dựa trên các cuộc thảo luận trước đây, tùy chọn 'phát triển các dẫn xuất của máy bay chiến đấu hiện tại' không thể là một ứng cử viên từ quan điểm phát triển do Nhật Bản lãnh đạo, và MoD đã đưa ra kết luận rằng chúng tôi sẽ phát triển một mô hình mới, và điều này cũng đã được thông báo với Lockheed Martin", một phát ngôn viên của ATLA nói với Jane's vào ngày 1 tháng Tư.

"Chúng tôi nhận thấy đã xây dựng đủ công nghệ để thực hiện dự án phát triển máy bay chiến đấu ở trong nước", ông nói thêm. Tuy nhiên như đã đề cập trong Chương trình phòng thủ giữa kỳ của MoD (MTDP), dự án bao gồm khả năng hợp tác quốc tế.

Đồ họa tiêm kích tàng hình tương lai "FX" của Nhật Bản: Ảnh: Jane's 360.

Đồ họa tiêm kích tàng hình tương lai "FX" của Nhật Bản: Ảnh: Jane's 360.

Như Jane's đã báo cáo vào ngày 11 tháng 3, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ nổi lên như những người đi đầu trong dự án phát triển máy bay chiến đấu của Nhật Bản - được gọi là "FX" - sau một loạt các yêu cầu thông tin (RFI) vào năm 2018.

Lời đề nghị của Hoa Kỳ bao gồm một "hỗn hợp" các công nghệ và tính năng thiết kế từ máy bay chiến đấu đa năng Lockheed Martin F-22 Raptor và F-35 Joint Strike Fighter, mặc dù các công ty bao gồm Boeing và Northrop Grumman cũng phản ứng với RFI và có khả năng đóng một vai trò trong dự án liên chính phủ.

Trong khi đó đề xuất từ Vương quốc Anh sẽ được dẫn dắt bởi BAE Systems, nhưng tương tự, sẽ liên quan đến các công ty khác của họ. Điều này sẽ được "đóng khung" xung quanh một số công nghệ và tính năng thiết kế của máy bay chiến đấu khái niệm Tempest mà London đang lên kế hoạch phát triển.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm