F-35 lại tự chứng minh là 'cỗ máy xay tiền'
Không quân Mỹ vừa có tiết lộ bất ngờ về tuổi thọ của màn hình OLED trên mũ phi công triệu đô tiêm kích F-35.
Quân đội Mỹ biến TOW thành sát thủ tầm xa / Trung Quốc tìm được khách hàng mua tên lửa chống tăng "bản sao Javelin"
Nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin vừa nhận được bản hợp đồng trị giá 352,6 triệu USD phát triển mũ bảo hiểm thế hệ III (HMDS) cho phi công lái F-35. Hợp đồng phải hoàn thành trước khi kết thúc năm 2020. Sau khi trang bị đầy đủ mũ thế hệ mới trong các lực lượng Mỹ, những khách hàng mua F-35 cũng sẽ trang bị dòng mũ tối tân này.
Hiện Mỹ không tiết lộ lý do phát triển mũ mới nhưng theo tiết lộ của Lockheed Martin, mũ thế hệ III sẽ mang lại cảm giác thoải mái, an toàn hơn cho phi công F-35 trong mọi điều kiện, môi trường khắc nghiệt nhất. Chỉ với thông tin này cũng đủ cho thấy, rõ ràng chiếc mũ phiên bản tiêu chuẩn hiện nay của F-35 không đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Đặc biệt, chiếc mũ có giá gần 1 triệu USD của phi công F-35C bị tố có thể khiến phi công gãy cổ khi máy bay cất cánh. Nghi ngờ xuất hiện khi sau khi Mỹ cho công bố một số đoạn video gây sốc về tiêm kích F-35C khi thực hiện cất cánh trên tàu sân bay. Khi quan sát hình ảnh được công bố có thể thấy chiếc mũ cồng kềnh trong khoang lái hẹp khiến anh này đập đầu vào phần sau ghế phóng, va vào trần buồng lái và phần kính của chiếc mũ bị hất ngược lại phía sau.
Giới chuyên gia cho rằng, với những tình huống tương tự, chiếc mũ nặng khoảng trên 2kg này có thể khiến phi công gãy cổ, chưa kể phần kính của mũ còn có thể bịt mắt phi công. "Hãy nhìn xem này, mũ phi công giá cả triệu USD đã văng ra khỏi đầu", Al Norman một phi công thử nghiệm F-35 nói về sự cố với mũ bảo hiểm khi cất cánh.
Ngoài ra, viên phi công này chỉ trích chiếc mũ bay có giá gần nửa triệu USD này quá to so với buồng lái chật hẹp của F-35, khiến ông không thể nhìn phía sau hoặc ngước lên. Nó (chiếc mũ) không thực sự hiệu quả như công bố. Có một số tình huống trong không chiến, sự hỗ trợ của mũ phi công không thể quan sát được vì vậy bạn phải dùng mắt thường. Tuy nhiên, vì sự kềnh càng của chúng khiến cho phi công rất hạn chế trong tình huống này.
Al Norman cho biết thêm, việc tăng cường khả năng quan sát cho phi công bằng cách tích hợp 6 chiếc camera quanh thân máy bay vào chiếc mũ đã không thực sự hiệu quả khi nó không quan sát được như nhà sản xuất từng nhiều lần nói. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến chiếc siêu tiêm kích F-35 thế hệ 5 thua đau trước máy bay "bà già" F-16 và F-15 trong nhiều trận không chiến giả định do Không quân Mỹ tổ chức, viên phi công này khẳng định.
Bất ngờ với chiếc mũ đắt đỏ này chưa dừng lại ở đó khi mới đây chính Không quân Mỹ tiết lộ, tuổi thọ của màn hình OLED tích hợp trên chiếc mũ này chỉ có tuổi thọ khoảng 4 năm khi hoạt động trong điều kiện huấn luyện thông thường.
Trong khi đó, nếu hoạt động trong môi trường chiến sự và có tần suất hoạt hoạt động cao, thời gian cần phải thay thế còn sớm hơn nhiều. Chính vì vậy, ngoài chi phí bảo dưỡng đắt đỏ sau mỗi giờ bay, mũ phi công của F-35 cũng được coi là "cỗ máy xay tiền" đối với những quốc gia vận hành dòng máy bay tàng hình này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo