Nhật loại bỏ, Mỹ vẫn mua UAV Trung Quốc
Nga trình làng 2 UAV khủng ở Dubai / Nga phát triển UAV đánh chặn như tiêm kích
Hiện nay, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản đang có trong trang bị hàng chục chiếc UAV do Trung Quốc sản xuất. Những chiếc UAV này được dùng cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và trinh sát.
Dù vẫn hoạt động rất tốt nhưng lực lượng này dự tính loại bỏ toàn bộ và ngừng mua sắm mới UAV của Trung Quốc trong thời gian tới. Nguồn tin này thừa nhận, UAV của Trung Quốc có giá cả hợp lý, hoạt động tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo vấn đề về an ninh, chúng cần được thay thế.
Trong ngân sách dự kiến cho tài khóa 2020 (bắt đầu ngày 1/4/2020 và kết thúc ngày 31/3/2021), tuần duyên Nhật sẽ bổ sung phần kinh phí cho việc thay thế những UAV của Trung Quốc đang được sử dụng.
Mặc dù công bố kế hoạch loại bỏ phi đội UAV Trung Quốc sản xuất nhưng Nhật Bản không tiết lộ sẽ dùng máy bay không người lái do nước nào sản xuất thế chỗ. Điều đặc biệt là trái ngược với quyết định của Nhật Bản, đồng minh Mỹ vừa có quyết định khá bất ngờ mua lượng lớn UAV do Trung Quốc sản xuất.
Phát ngôn của Lầu Năm Góc, Trung tá Không quân Mike Andrews tiết lộ, mỗi lần Mỹ mua sắm UAV Trung Quốc đều sử dụng quyền miễn thuế đặc biệt được Văn phòng bảo vệ và mua sắm vũ khí Lầu Năm Góc phê chuẩn.
Nói về việc mua UAV Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần Bộ Quốc phòng Mỹ Ellen Lord, việc Lầu Năm Góc phê chuẩn quyền miễn thuế đặc biệt này nhằm sử dụng UAV Trung Quốc trong điều kiện "khống chế cấp cao", để thử nghiệm năng lực chống UAV của lực lượng phòng thủ Mỹ.
"Chúng tôi không trao quyền sử dụng UAV do Trung Quốc chế tạo trên thực địa, chỉ có thể sử dụng những UAV này làm thành mục tiêu hoặc bia tiêu diệt", vị quan chức này nhấn mạnh.
Việc Mỹ phải tìm cách khắc chế UAV Trung Quốc xuất phát từ nguyên nhân nước này đang nhanh chóng trở thành một đối thủ hàng đầu trong cuộc đua quốc tế về sản xuất máy bay không người lái. Sự phát triển này đang khiến Mỹ đứng trước nhiều nguy cơ.
Sản phẩm của họ hiện đang đóng vai trò chủ chốt ở những khu vực có tranh chấp là Iraq, Syria, Pakistan và Triều Tiên. Theo các nhà quan sát quân sự, UAV của Trung Quốc đã được các đơn vị an ninh Iraq dùng để chống lại các lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, gây ra nhiều thương vong hồi giữa tháng 12/2015.
Ông Michael Boyle, một chuyên gia về UAV và học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Mỹ, bình luận: "Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang bán những chiếc UAV nhỏ có khả năng trinh sát chiến trường và một số giờ đây có thể mang hỏa tiễn".
Theo ông Boyle, tiềm năng xuất khẩu UAV Trung Quốc rất lớn và có thể cạnh tranh khách hàng với Mỹ bởi Quốc hội Mỹ đặt ra quy định kiểm soát xuất khẩu ngặt nghèo đối với UAV mình sản xuất. Hiện Trung Quốc có thể chỉ đứng sau quy mô sản xuất của Mỹ.
UAV Trung Quốc sẽ có một thị trường tấp nập người mua là các nước ở châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi, những nơi không được mua công nghệ Mỹ. Và nhờ ưu thể giá rẻ, chính tại Mỹ cũng đang mua UAV do Trung Quốc sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
UAV Wing Loong do Trung Quốc sản xuất bị rơi.