Nhật ngừng lắp ráp F-35 vì không được cung cấp linh kiện?
Cựu tướng Mỹ: Tiêm kích F-35 có thể đối phó lá chắn S-400 của Nga / Nga đưa tiêm kích tàng hình Su-57 đến Syria
Theo quyết định của MoD, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản sẽ ngừng lắp ráp máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 Lightning II tại địa phương và thay vào đó tập trung vào việc cung cấp khả năng bảo trì, sửa chữa và đại tu (MRO) cục bộ.
Theo tờ Nikkei Asian Review, trong chương trình mua sắm chiến đấu cơ F-35 của Nhật Bản, nước này mua tổng cộng 42 chiếc tiêm kích thế hệ 5 này và có thể nhiều hơn nữa cho Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF), trong đó chỉ có 4 chiếc nhập thẳng từ Mỹ, số còn lại chuyển linh kiện về Nhật Bản để lắp ráp.
Trước số lượng máy bay mua khá lớn, chính phủ Nhật muốn tham gia vào sản xuất một số linh kiện. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị Mỹ thẳng thừng từ chối. Quyết định của Mỹ khiến Nhật không có bất cứ vai trò gì trong dây chuyền sản xuất F-35, thậm chí thua kém cả Trung Quốc khi trước đó Mỹ đã từng dùng linh kiện của Bắc Kinh để hoàn thiện F-35.
Ngoài ra, quyết định của Mỹ còn khiến Nhật tỏ ra không vui với đồng minh chiến lược khác của Mỹ là Israel - nước đã hưởng lợi rất nhiều từ chương trình F-35 và là quốc gia duy nhất được Mỹ cho phép bẻ khóa chiến đấu cơ tối tân này để độ thêm tính năng theo nhu cầu riêng của mình.
Bất chấp chương trình F-35 của Mỹ còn nhiều thăng trầm, các nhà sản xuất của Israel vẫn kiếm được khoản lợi nhuận lên tới 1,07 tỷ USD kể từ năm 2010. Kết quả thống kê cho biết, trong năm 2016, các công ty quốc phòng của nước này kiếm được khoảng 258 triệu USD thông qua các hợp đồng bán linh kiện cho tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin.
Thông tin này được chính Bộ Quốc phòng Israel công bố hồi năm 2017. Ngoài những hợp đồng đã được ký kết, theo kế hoạch một dự án hợp tác trị giá khoảng 206 triệu USD sẽ được ký giữa công ty Elbit Systems của Israel và công ty American Rockwell Collins của Mỹ, chuyên về sản xuất mũ phi công hiện đại nhất cho chiến đấu cơ F-35.
Chiếc mũ phi công hiện đại này được thiết kế với màn hình cho phép phi công quan sát ở góc 360 độ từ buồng lái nhờ các camera gắn trên máy bay. Không những vậy, công ty Elbit System sẽ nhận một hợp đồng trị giá 16.6 triệu USD, liên quan đến sản xuất thân chiến đấu cơ F-35.
Một một hợp đồng khác trị giá xấp xỉ 26 triệu USD sẽ do Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) ký, liên quan đến sản xuất cánh cho tiêm kích F-35.
Việc thua thiệt so với đồng minh khác của Mỹ trong việc kiếm lời từ những hợp đồng cung cấp linh kiện béo bở có thể chính là nguyên nhân khiến Nhật quyết định ngừng lắp ráp F-35 trong nước và chuyển sang công tác bảo trì.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dây chuyền lắp ráp tiêm kích tàng hình F-35.