Quốc tế

Nhiều chiến binh phương Tây tử trận do hiểu sai về xung đột Nga - Ukraine

Cuộc xung đột Nga - Ukraine có sự tham chiến của những cựu binh phương Tây - nhiều người trong số họ đã tử trận do hiểu sai về cuộc xung đột này khi ảo tưởng rằng chiến đấu ở Ukraine là điều dễ dàng tương tự như các cuộc chiến khác họ từng trải qua.

Nga: Không vũ khí nào của phương Tây có thể giúp Ukraine lật ngược tình thế / Đại tá Ukraine nói về kịch bản chấm dứt xung đột với Nga

Một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Ukraine chia sẻ với tờ Business Insider rằng có những trường hợp chiến binh phương Tây tử trận tại chiến trường Ukraine do cho rằng tác chiến ở đây là điều dễ dàng.

Thực tế khác biệt lớn so với suy nghĩ của cựu binh

Cựu binh giấu tên nói trên cho rằng, trong những cựu binh nước ngoài tới Ukraine để chiến đấu chống lại Nga, nhiều người đã quen chiến đấu ở thế có lợi và do vậy họ phải chật vật thích ứng với điều kiện mới ở Ukraine, nơi họ bị đối phương áp đảo về nhân lực và vũ khí.

Cưu binh Mỹ nói: “Nhiều người phương Tây tới Ukraine với tâm lý muốn làm người hùng. Tôi liên tục chứng kiến nhiều kẻ lòe loẹt đến Ukraine như thể đi nghỉ, không sẵn sàng nghĩ tới chuyện họ có thể chết bất cứ lúc nào”.

Người cựu binh này thừa nhận bản thân ông ta cũng có lối suy nghĩ đó khi lần đầu tham chiến ở Ukraine. Nhưng điều đó dần thay đổi và ông đã hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro lớn trong cuộc xung đột tại đây.

Người lính Nga cầm súng AK trên chiến trường Ukraine. Ảnh: Sputnik.

Người lính Nga cầm súng AK trên chiến trường Ukraine. Ảnh: Sputnik.

Cựu binh Mỹ bắt đầu chiến đấu tại Ukraine khi xung đột Nga - Ukraine quy mô lớn nổ ra vào tháng 2/2022 và rời khỏi Ukraine vào tháng 12/2023. Người này chiến đấu tại một số khu vực chết chóc nhất, như Kharkov và Bakhmut (Artemovsk), đóng vai trò lính quân y cho đơn vị của mình, giúp đỡ đồng đội bị thương.

Cựu bình từng chiến đấu ở Iraq với tư cách là lính hợp đồng sau khi rời khỏi quân đội Mỹ thừa nhận, “nhịp độ chiến sự ở Ukraine cao hơn nhiều”.
Chiến trường Ukraine khốc liệt hơn nhiều

Theo cựu binh Mỹ, ở Ukraine việc tìm thấy nơi an toàn là điều khó khăn hơn. Trên chiến trường Ukraine, máy bay không người lái (UAV) được sử dụng nhiều hơn bất cứ cuộc xung đột nào trong lịch sử quân sự thế giới. Ngoài ra, theo người này, pháo và các loại vũ khí tầm xa cũng thường xuyên được sử dụng.

Cựu binh Mỹ nói thêm: “Thậm chí khi bạn ở phía sau chiến tuyến hàng kilomet, bạn vẫn có thể bị một quả rocket đánh trúng”. Theo ông này, giao tranh tại Ukraine không như xung đột ở Trung Đông, nơi bạn “tương đối an toàn” khi bạn đang ở căn cứ.

Những cựu binh Mỹ khác tại Ukraine cũng đưa ra so sánh tương tự. Họ mô tả chiến trận ở Ukraine là khốc liệt hơn.

 

Một binh sĩ sử dụng hô hiệu Jackie, từng chiến đấu ở Afghanistan và Iraq, trước đó nói với Business Insider rằng cuộc chiến ở thành phố Bakhmut (Artemovsk) không có chỗ để dừng và nghỉ, khác với các xung đột khác.

Cả hai cựu binh này cũng so sánh xung đột vũ trang tại Ukraine với Chiến tranh Thế giới thứ nhất, với đặc điểm nổi bật là chiến hào và pháo binh.

Theo cựu binh thứ 2, các chiến binh phương Tây ở Ukraine nếu hy vọng sống sót thì cần học thích ứng với môi trường tác chiến mới. “Bạn phải sẵn lòng học lại mọi thứ đã được dạy cho bạn… Nhiều người phương Tây đã có suy nghĩ cố định về mọi thứ nhưng đấy không phải là cách giải quyết vấn đề ở Ukraine”.

Theo cựu binh này, các ngoại binh tại Ukraine cần “sẵn lòng học và sẵn lòng từ bỏ mọi thứ để có thể chiến đấu hiệu quả tại đây”.

Người ta đã đặt dấu hỏi với chiến thuật của phương Tây trong xung đột Nga - Ukraine. Binh lính Ukraine và một số chuyên gia cho rằng cách thức cách đào tạo kiểu NATO dành cho quân nhân Ukraine là không thích hợp với cuộc xung đột này. Và bản thân các quân đội phương Tây huấn luyện lính Ukraine cũng nói rằng họ đang điều chỉnh nội dung huấn luyện khi họ học được nhiều điều từ những người lính Ukraine có kinh nghiệm thực địa trong cuộc xung đột với quân đội Nga.

 

Vị cựu binh nói tiếp về chiến binh nước ngoài tại Ukraine: “Nhiều người trong số họ không sẵn lòng từ bỏ cái cũ và làm những điều thực sự cần phải làm cho Ukraine”.

Ngoại binh tới Ukraine gồm những ai?

Nhiều người trong số họ từng có kinh nghiệm chiến đấu, như là cùng với quân đội Mỹ. Một số khác thì không. Một số nói có kinh nghiệm nhưng thực ra là nói dối.

Ukraine thành lập lực lượng lê dương quốc tế vào năm 2022, tạo cơ sở để ngoại binh tới được Ukraine và giúp họ đánh lại Nga. Nhiều chiến binh tác chiến thông qua lực lượng này, số khác thì chiến đấu độc lập.

Một số đơn vị gồm toàn các cựu binh nước ngoài. Nhiều chiến binh nói rằng họ muốn chiến đấu vì công lý nhưng cũng có một số vị tâm sự với đồng đội rằng họ muốn cảm giác mạo hiểm và trốn tránh các vấn đề ở trong nước.

Một số cựu binh quốc tế sống sót kể lại rằng họ được sử dụng như các “đơn vị hy sinh”.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm