Quốc tế

Những bản sao vũ khí của Đức từng được Liên Xô muốn sản xuất

Để vũ trang cho Hồng quân, năm 1930 Liên Xô đã mua của Đức các loại pháo cao xạ hiện đại nhất là đại bác 20 mm và 37 mm do hãng “Rheinmetall” sản xuất.

6 loại súng trường đáng sợ nhất trong kho vũ khí của Mỹ / Vũ khí 'sát tăng' do Nga sản xuất trong tay Hamas

Tại Liên Xô, người ta thường nói về những ưu thế của chế độ xã hội chủ nghĩa, về những thành tựu của nền công nghiệp Xô viết, đặc biệt là thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng. Trong khi lại rất ít khi nhắc đến việc nước này có nhiều loại khí tài được nghiên cứu ở các nước khác, sau đó sản xuất trong nước theo giấy phép hoặc thông qua sao chép.

Trong một số lĩnh vực thì sự sao chép đó rất nhiều, một số lĩnh vực khác thì ít hơn. Vũ khí bộ binh và máy bay phần lớn được sản xuất trong nước, mặc dù trên thực tế, tất cả các động cơ máy bay dòng cơ bản đều do nước ngoài nghiên cứu. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, xe tăng, máy kéo và ô tô đều được nghiên cứu ở nước ngoài. Nhiều loại pháo được mua từ những nước khác để mang về Liên Xô sản xuất theo giấy phép nhượng quyền.

Ảnh minh họa. Nguồn: russian7.ru

Hơn nữa, nếu nắm vững công nghệ chế tạo xe tăng và ô tô nước ngoài, cũng như được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, thì trong lĩnh vực pháo binh tình hình sẽ khác. Có rất nhiều trường hợp, khi các mẫu được mua từ những nước khác, thì chúng được biên chế vào lực lượng vũ trang và sản xuất hàng loạt, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của Hồng quân Liên Xô.

Trong một số trường hợp, điều này đã gây ra hậu quả bi đát. Vào thời điểm quân Đức tấn công Liên Xô ngày 22-6-1941, theo số liệu ghi trong sách tra cứu của A. Ivanov “Pháo binh Liên Xô trong Thế chiến II”, Hồng quân chỉ có vẻn vẹn 1382 pháo cao xạ tự động 37mm sản xuất năm 1939. Đây là số lượng rất nhỏ, bởi theo kế hoạch tổng động viên năm 1941, chỉ riêng trong lực lượng bộ binh cần tới 9854 khẩu pháo. Trong khi nhu cầu cần tới 11.448 khẩu súng đại liên phòng không, thì đến đầu năm 1941 chỉ có 1987 khẩu. Vì vậy, lực lượng này đã hoàn toàn bất lực trước những đợt tấn công của không quân cường kích Đức Quốc xã.

Những gì xảy ra được mô tả chi tiết trong cuốn “Bách khoa toàn thư pháo binh trong nước” của tác giả A. Shirokorad. Việc nghiên cứu và sản xuất pháo binh tự động cỡ nhỏ do Nhà máy số 8 tại thành phố Podlipki ở ngoại ô Moskva đảm trách. Để vũ trang cho Hồng quân, năm 1930 Liên Xô đã mua của Đức các loại pháo cao xạ hiện đại nhất là đại bác 20mm và 37mm do hãng “Rheinmetall” sản xuất. Những khẩu đại bác này được biên chế cho Hồng quân với tên gọi là pháo chống tăng và phòng không tự động 20mm sản xuất năm 1930 và pháo cao xạ tự động 37mm sản xuất năm 1930. Tại Nhà máy số 8, những loại pháo này được định số hiệu tương ứng là 2-K và 4-K và được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất như vậy là không thể. Trong 2 năm chỉ sản xuất được 161 khẩu pháo 20mm, phần lớn trong số đó (97 khẩu) không thể biên chế vào quân đội. Năm 1936, trong biên chế của Hồng quân Liên Xô chỉ có 30 khẩu pháo loại này. Trong khi pháo cao xạ 37mm thì trong 2 năm, theo một nguồn tin, chỉ sản xuất được 6 khẩu, còn một nguồn khác cho biết chỉ có 3 khẩu. Quân đội không nhận được một khẩu pháo nào từ nhà máy. Đáng chú ý, chính những khẩu pháo này lại nằm trong biên chế của quân đội Đức Quốc xã với tên gọi là 2-cm Flak 30 và 3.7-cm Flak 18, được sản xuất với số lượng lớn, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của quân đội Đức và hoạt động rất tốt. Trong khi đó, Hồng quân Liên Xô trong những năm 1930 tuyệt nhiên không có trong biên chế pháo cao xạ tự động, và tình trạng như vậy diễn ra cho đến khi nổ ra cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại năm 1941.

Cũng trong năm 1930, hãng “Rheinmetall” cung cấp sang Liên Xô cả những loại vũ khí khác được biên chế cho Hồng quân và sản xuất hàng loạt. Trong số đó có lựu pháo hạng nặng được biên chế như lựu pháo 152mm sản xuất năm 1931. Thông thường, lựu pháo này trong sách tra cứu được định mã là NG, viết tắt trong tiếng Nga có nghĩa là “lựu pháo Đức”. Việc sản xuất lựu pháo được bắt đầu tại Nhà máy Motovilikhinsky, nhưng trong 2 năm chỉ sản xuất được 8 khẩu, do chưa nắm vững công nghệ sản xuất. Vì vậy, mãi đến năm 1939 loại pháo hiện đại loại này mới xuất hiện trong biên chế của Hồng quân. Năm 1941 và tiếp sau đó, quân phát-xít Đức đã dùng chính những lựu pháo mà Liên Xô chưa thể sản xuất để tấn công, gây tổn thất nặng nề cho Hồng quân Liên Xô.

 

Những trường hợp như vậy không chỉ xảy ra trong lực lượng pháo binh. Liên Xô đã sản xuất thành công máy bay trong nước, nhưng chưa nắm vững công nghệ sản xuất động cơ máy bay, thay vào đó phải mua giấy phép để sản xuất. Tuy nhiên, máy bay của các nước khác vẫn được Liên Xô mua thường xuyên. Đôi khi việc mua máy bay chỉ để tìm hiểu, nên tất cả những máy bay quân Đức sử dụng để phát động chiến tranh đã được Liên Xô sở hữu và nghiên cứu từ trước. Ngoài ra, Liên Xô còn mua về để tổ chức sản xuất.

Năm 1936, Liên Xô có được giấy phép sản xuất phi cơ cường kích mới bằng kim loại hoàn toàn của Mỹ và máy bay ném bom V-11 của hãng “Valti”. Tại thời điểm đó, Hồng quân không có những loại máy bay hiện đại này. Máy bay có tên gọi là BSh-1, việc chế tạo được giao cho nhóm công trình sư dưới sự chỉ đạo của S.A. Kocherigin. BSh-1 là chữ viết tắt trong tiếng Nga có nghĩa là “phi cơ cường kích bọc thép - 1”, loại thứ 2 là dòng máy bay nổi tiếng Il-2. Trên máy bay người ta dự kiến lắp động cơ sản xuất trong nước, mặc dù có sử dụng giấy phép để sản xuất động cơ máy bay V-11 của Mỹ.

Mất rất nhiều thời gian để nắm vững công nghệ sản xuất phi cơ cường kích. Theo các số liệu khác nhau, Liên Xô đã sản xuất được từ 38 đến 50 chiếc, nhưng tính năng chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của quân đội. Chẳng bao lâu sau, Liên Xô bắt đầu nghiên cứu chế tạo những chiếc máy bay loại đó theo chương trình “Ivanov”. Tuy nhiên, nếu việc sản xuất hàng loạt loại máy bay BSh-1 thành công, thì năm 1941 đã cho ra đời những máy bay tấn công khá tốt có khả năng hỗ trợ cho lực lượng bộ binh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm