Những khẩu pháo cỡ nòng “khủng” nhất trong lịch sử nhân loại
Vào cái thời mà tên lửa lửa ra đời, rất nhiều cường quốc muốn khẩu pháo của quốc gia mình phải lớn nhất để có được sức mạnh huỷ diệt kinh hoàng hơn.
Cận cảnh sức mạnh khẩu pháo 120mm trên xe tăng Mỹ / Choáng với cách Quân đội Lybia biến Humvee thành pháo tự hành
Một trong những khẩu pháo lớn nhất lịch sử nhân loại là khẩu pháo thần công Sa Hoàng. Khẩu pháo này được hoàn thành vào cuối thế kỷ 16, cỡ nòng 508mm, tổng trọng lượng gần 100 tấn, mỗi viên đạn nặng nửa tấn và cần 61 kg thuốc nổ cho mỗi phát khau hoả.
Tuy nhiên khẩu pháo Sa Hoàng vẫn có cỡ nòng thua sa khẩu cối có cỡ nòng lớn nhất thế giới được chế tạo bởi Joseph Paixhans với cỡ nòng 975mm. Khẩu cối này từng được thực chiến trong trận bao vây Antwerp năm 1832.
Một phên bản khác của khẩu pháo Sa Hoàng. Trong khi Sa Hoàng thực chất chỉ là khẩu pháo mang tính trưng bày, khẩu pháo mang tên Perm Tsar này lại được chế tạo để thực chiến với tầm bắn tối đa 1,2 km.
Pháo bờ biển 100 tấn của Anh phục vụ nước này từ năm 1877 tới năm 1906. Đúng với tên gọi của mình, khẩu pháo này có trọng lượng 103 tấn, cỡ nòng 450mm và chiều dài nòng 9,2 mét. Tầm bắn tối đa của khẩu pháo này là 6000 mét.
Ra đời từ năm 1909, khẩu pháo 42cm của Đức có trọng lượng còn khủng khiếp hơn - lên tới 150 tấn và có tầm bắn tối đa 14.200 mét. Tất nhiên là các loại pháo trăm tấn này hoàn toàn không có khả năng di động mà chỉ được đặt trong các tuyến phòng thủ cố định.
Có cỡ nòng 42 cm và trọng lượng 105 tấn, khẩu pháo mang tên 42 cm Haubitze M. 14/16 cũng được Đức xây dựng từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất và sử dụng cho tới tận khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.
Cũng có cỡ nòng 42cm nhưng lại có khả năng di chuyển, khẩu pháo Type M-Gerat ra đời năm 1914 có thể coi là khẩu pháo kéo có cỡ nòng lớn nhất trong lịch sử cho tới tận ngày nay.
Trên chiến hạm HMS General Wolfe của Anh ra đời năm 1915 có một khẩu pháo cỡ nòng cực khủng so với thời điểm bất giờ - lên tới 457mm - thậm chí khẩu pháo này còn có cỡ nòng lớn hơn hầu hết các loại pháo hạm được trang bị trên thiết giáp hạm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ra đời vào đầu năm 1918, khẩu pháo Đức mang tên... Paris này từng được kỳ vọng sẽ khai hoả từ phòng tuyến Đức - Pháp tới tận Paris. Nó có trọng lượng tổng cộng 256 tấn, cỡ nòng 238mm và tầm bắn 130 km. Toàn bộ cơ cấu này được đặt trên đường ray di động.
Cũng không kém cạnh so với quân Đức, người Anh ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu siêu pháo và tới năm 1920 đã hoàn thành. Đó là khẩu pháo BL 18 inch có cỡ nòng 457 mm và tổng trọng lượng 85,7 tấn.
Tới Chiến tranh thế giới thứ hai, tên lửa vẫn mới chỉ còn là nghiên cứu dang dở trên giấy nên vào năm 1941, Đức vẫn cho ra đời khẩu siêu pháo Shwerer Gustav với cỡ nòng lên tới 80 cm và trọng lượng lên tới... 1350 tấn.
Khẩu hải pháo lớn nhất châu Á được Nhật Bản đặt trên Chiến hạm Yamato của nước này. Khẩu pháo này là loại Type 94 có cỡ nòng lên tới 46 cm và điểm đáng nói đó là toàn bộ 9 khẩu pháo chính của Yamato đều là loại pháo này.
Karl Gerat là khẩu pháo cối tự hành được Đức quốc xã cho ra đời từ năm 1940 và phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó có cỡ nòng 60 cm, trọng lượng mỗi viên đạn 2,1 tấn. Với loại đạn nhẹ hơn, nặng 1250 kg, tầm bắn tối đa của khẩu cối này là 10 km.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Cột tin quảng cáo