NI: Ác mộng khi Nga lắp Zircon cho toàn bộ chiến hạm
Diệt không được phòng không Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nhận cái kết đắng ngắt: 20 máy bay bị bắn hạ / Máy bay không người lái bí ẩn hủy diệt căn cứ Mỹ tại Syria
Chuyên gia Michael Peck của tờ NI cho rằng, mặc dù không muốn nghĩ đến nhưng Hải quân Mỹ sẽ gặp ác mộng khi nếu Nga quyết định tích hợp tên lửa siêu thanh Zircon cho toàn hạm đội của mình.
Sự lo lắng của mình là hoàn toàn có cơ sở khi Nga đã bắt đầu có những vụ phóng thử thành công đầu tiên với dòng tên lửa này hồi đầu năm 2020 từ tàu khu trục nhỏ Đô đốc Gorshkov.
Tên lửa siêu thanh Zircon Nga.
Sự nguy hiểm với Hải quân Mỹ càng rõ ràng hơn khi Zircon có tầm bắn tới 1.000 km và có tốc độ cực đại đạt Mach 9. Những thông số này gấp nhiều lần những gì tên lửa chống hạm tiêu chuẩn Harpoon của Mỹ có thể làm được. Theo kế hoạch trang bị được người đứng đầu Tập đoàn đóng tàu United của Nga, Alexei Rakhmanov nói rằng tất cả các tàu chiến của Nga sẽ có thể sử dụng tên lửa siêu thanh này.
Đặc biệt, hiện Mỹ và đồng minh phương Tây không có bất kỳ hệ thống phòng thủ nào đủ khả năng chặn đòn tấn công từ loại vũ khí nhanh như vậy.
Chuyên gia Michael Peck lưu ý rằng, việc Hải quân Anh từng tuyên bố không hề e ngại Zircon của Nga và có biện pháp ngăn chặn được đòn đánh của vũ khí này chỉ là tuyên bố suông nhằm củng cố tinh thần của binh sĩ.
Bởi hiện tại, quốc gia này không có bất kỳ chương trình phòng thủ nào đủ khả năng đó, trong khi những vũ khí hiện tại chỉ có thể đánh chặn những tên lửa có tốc độ chậm hơn nhiều.
"Với việc được trang bị Ziron sẽ cho phép những tàu tên lửa chỉ 500 tấn cũng có thể đủ sức đánh chìm tuần dương hạm của Mỹ hoặc thậm chí cả hàng không mẫu hạm", chuyên gia Mỹ viết.
Tuy nhiên, chuyên gia Michael Peck cho rằng, để có được khả năng đe doạ đến chiến hạm Mỹ và phương Tây như nói ở trên, có thể Nga phải mất một thời gian nữa mới có thể hoàn thiện được khả năng chiến đấu cho Zircon.
Theo giới quân sự Mỹ, do xác định rõ được sự nguy hiểm từ những vũ khí siêu thanh Nga, Mỹ từ lâu đã bắt tay vào phát triển hệ thống phòng thủ đủ nhanh để đánh chặn đòn siêu thanh từ đối thủ và Mỹ đã có cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên.
Hồi đầu năm 2020, Mỹ vừa thử thành công hệ thống đánh chặn SSDS cho tàu sân bay USS Gerald R. Ford - vũ khí có thể đối phó được tên lửa siêu thanh Zircon của Nga. Cuộc thử nghiệm được thực hiện với sự phối hợp giữa Hải quân Mỹ và nhà thầu quốc phòng Raytheon diễn ra ngoài khơi bờ biển California.
Vụ thử cho thấy SSDS có khả năng kết hợp 4 hệ thống chiến đấu khác bao gồm radar, hệ thống máy tính xử lý dữ liệu, hệ thống phóng phóng và bản thân tên lửa nhằm đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau, đặc biệt là mục tiêu siêu thanh.
Loại tên lửa được sử dụng cho hệ thống SSDS là Evolved Sea Sparrow, từng xuất hiện trên các tàu tấn công đổ bộ nhưng chưa từng áp dụng trên những siêu tàu sân bay thường có kích thước lớn gấp đôi các tàu đổ bộ.
"SSDS đã tích hợp các cảm biến và tên lửa với hệ thống chiến đấu của tàu lớp Ford trong cuộc thử nghiệm đầu tiên để chứng minh khả năng bảo vệ các thủy thủ. Sự thành công này mang tàu lớp Ford một bước nữa đến sự hoàn thiện", vị đại diện của nhà sản xuất Mỹ cho biết.
Và đây là cơ sở để Mỹ tin rằng có thể khắc chế được mọi vũ khí tấn công thế hệ mới của Nga trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo