Nói MiG-31 là tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới có hơi quá không?
Quy trình của Nga ứng phó với đòn tấn công hạt nhân nhằm vào Nga / Sức mạnh của siêu tàu tuần tra viễn hải lớp Holland
Kênh truyền hình Zvezda vừa đưa tin, phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-31BM của Hạm đội Thái Bình Dương vừa hoàn thành 6 chuyến bay huấn luyện trên tầng bình lưu với tình huống giả định truy tìm mục tiêu xâm phạm không phận Nga và tiêu diệt chúng. Ảnh: Airliners.net
Đặc biệt, trong cuộc diễn tập trên khu vực bán đảo Kamchatka, các phi công MiG-31BM đã điều khiển máy bay đạt vận tốc 2.500km/h ở độ cao 20.000m. Chuyên gia Murakhovsky đánh giá, ngoài MiG-31 hiện chỉ có máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 và U-2 của Mỹ mới có thể bay ở độ cao hơn 20.000m và tốc độ 2.500km/h (chỉ SR-71). Ảnh: Russian Planes
Như vậy để thấy rằng, chỉ riêng tốc độ, không một máy bay chiến đấu nào trên thế giới gồm cả F-22, F-35 là đạt được trần bay và tốc độ lớn như MiG-31BM. Cho nên, không thể bàn cãi việc xem MiG-31BM là tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới. Mà tốc độ - trần bay trong cuộc diễn tập ở Kamchatka chưa phải là giới hạn với MiG-31BM nói riêng và dòng MiG-31 nói chung. Ảnh: Jetphotos
Theo Wikipedia, MiG-31 là dòng máy bay tiêm kích đánh chặn chiến lược trên chiến trường được phát triển từ những năm 1970, nhưng tới nay nó vẫn được xem là một thứ vũ khí trên không cực kỳ nguy hiểm. Luôn khiến các máy bay phương Tây phải nơm nớp mỗi khi bị nó theo đuổi. Ước tính, Không quân Nga hiện đang có trong tay 386 chiếc, một phần trong số đó đang hiện đại hóa lên chuẩn BM và BMS hiện đại hơn. Ảnh: Wikipedia
Có rất nhiều thứ có thể kể khi nói về MiG-31, tuy nhiên, có 3 điểm mạnh nhất trên MiG-31 luôn được nhớ đến, những thứ tạo nên danh hiệu “tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới”. Ảnh: Russian Planes
Thứ nhất là động cơ, MiG-31 trang bị cặp động cơ tuốc bin phản lực Aviadvigatel D30-F6 lực đẩy đạt 34.000 cân Anh (cũng được mô tả như "động cơ đường vòng" vì tỷ lệ đường vòng thấp) cho phép nó đạt tốc độ tối đa mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì tốc độ của nó vượt qua Mach 3,2, nhưng bay với tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay. Ảnh: Wikipedia
Dẫu vậy, nếu chỉ bay ở tốc độ kinh tế 2.500km/h tương đương với Mach 2,35 thì đã không có máy bay chiến đấu nào ngang ngửa MiG-31 rồi. Ảnh: Planes Spotter
MiG-31 đạt tầm bay 3.000km nếu mang 4 tên lửa và 2 thùng dầu phụ, lên tới 5.400km nếu được tiếp nhiên liệu trên không một lần; bán kính chiến đấu 1.400km nếu bay tốc độ cận âm và độ cao tối đa 10.000m và rút xuống chỉ còn 720km nếu bay tốc độ Mach 2,35 và ở độ cao 18.000m. Trần bay tối đa mà MiG-31 đạt được tới 25km - gần chạm giới hạn độ cao tên lửa S-300, S-400, tốc độ leo cao 288m/s. Ảnh: Airliners.net
Thực tế, ngay cả các dòng máy bay tiêm kích tàng hình Su-57 hay tiêm kích thế hệ 4 Su-35S danh tiếng hiện nay cũng chẳng thể nào có được khả năng bay lượn như MiG-31. Thế nên, chẳng thế nói là quá khen nếu coi MiG-31 là tiêm kích nhanh nhất thế giới. Ảnh: Airliners.net
Hệ thống điện tử trên MiG-31 cũng rất đáng thèm thuồng. Nó được trang bị radar mạng pha bị động Zaslon-M có phạm vi dò tìm lớn (400 km) đối với mục tiêu cõ kích thước là máy bay cảnh báo và điều khiển trên không AWACS và khả năng điều khiển tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc cả trên không, mặt đất, mặt biển. Ảnh: Wikipedia
Cận cảnh buồng lái sĩ quan điều khiển vũ khí trên MiG-31BM hiện đại hóa với màn hình LCD màu. Ảnh: Wikipedia
Thứ 3 về vũ khí, MiG-31 được trang bị các tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất hành tinh R-33 (304km) và R-37 (398km, tốc độ Mach 6). Những loại vũ khí này được thiết kế để tiêu diệt các máy bay có giá trị cao của kẻ thù như máy bay ném bom chiến lược, máy bay cảnh báo sớm AWACS. Ảnh: Russian Planes
End of content
Không có tin nào tiếp theo