Bất ngờ ngày lên trời của "anh cả" tiêm kích-bom Su-22 Việt Nam
Có lẽ không nhiều người biết 2/8/1966 là ngày cất cánh lần đầu tiên máy bay Sukhoi Su-17 - từ đây đã phát triển ra nhiều phiên bản như Su-22M/M3/M4 được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam từ 1979.
Tiêm kích F-35I Israel hết đường lẩn tránh khi Iran nhận radar chống tàng hình cực mạnh / Tiêm kích Su-57 đảm nhiệm được cả vai trò máy bay ném bom tàng hình?
Theo phòng truyền thông Viện Khí động lực học TW Nga (TsAGI), cách đây 53 năm, ngày 2/8/1966, nguyên mẫu S-22I (tên mẫu thử dòng tiêm kích – bom Su-17/20/22) được sửa đổi từ máy bay tiêm kích - bom Su-7BM đã cất cánh lần đầu tiên thành công. Năm 1970, những chiếc Su-17 đầu tiên chính thức được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tiêm kích - bom tiền tuyến Su-17 được phát triển dựa trên khung thân vững chắc hoàn hảo của dòng tiêm kích/ném bom Su-7, nhưng cánh được thiết kế theo hình dạng cánh cụp cánh xòe - "xu hướng phát triển thịnh hành" những năm 1960-1970. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cánh có hình dạng thay đổi được có thể xòe ra để nâng cao tốc độ ở độ cao thấp và hiệu suất tuần tra, hay cụp lại để bay với tốc độ cao hơn. Ngoài việc làm cho máy bay dễ dàng tương thích với cánh mới, thân máy bay cũng được thiết kế sửa chữa cho phù hợp, bộ phận bánh máy bay được chuyển vào những khoang nhỏ trong cánh thay vì trong thân như trước kia, cho phép mở rộng giá treo vũ khí dưới thân, điểm treo vũ khí dưới cánh được đặt dưới phần cánh cố định. Nguồn ảnh: Wikipedia
Su-17 được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ ném bom tấn công các mục tiêu mặt đất. Nó cũng có thể làm nhiệm vụ thứ 2 - tiêm kích phòng không với khả năng mang 2 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60 hoặc K-13. Trong ảnh, từ trái qua phải gồm: Su-17, Su-17M- phiên bản hiện đại hóa sản xuất hàng loạt và Su-17UM – phiên bản huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Liên Xô đã sử dụng Su-17 rộng rãi trong Chiến tranh Afghanistan, với 100-150 chiếc phục vụ trong cuộc chiến đó. Su-17 đã hoạt động liên tục trong điều kiện khắc nghiệt của vùng sa mạc, với những sân bay nằm ở độ cao lớn, nhiệt độ cao, nhiều bụi cát… Mức độ sẵn sàng chiến đấu của Su-17 vượt qua cả máy bay cường kích Su-25 và các trực thăng vũ trang. Nguồn ảnh: Wikipedia
Vào mùa hè, mật độ xuất kích của Su-17 tăng gấp rưỡi. Trong quá trình hoạt động chiến đấu, một số chiếc đã bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không FIM-92 Stinger của Mỹ. 3 chiếc Su-22 đã bị bắn hạ trên không bởi những chiếc F-16 của Pakistan, khi những chiếc máy bay của Liên Xô bay lạc vào trung tâm vũ trụ của Pakistan. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Su-17 tiếp tục được trọng dụng trong Không quân Nga tới tận năm 1998 mới "ra quân" cùng các tiêm kích đánh chặn MiG-23 và tiêm kích - ném bom MiG-27. Tuy nhiên, trên thế giới tới tận hôm nay vẫn còn nhiều quốc gia sử dụng phiên bản xuất khẩu của Su-17 được định danh là Su-20 và Su-22. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phiên bản xuất khẩu đầu tiên của dòng Su-17 được định danh là máy bay Su-20 cất cánh lần đầu ngày 15/12/1972 do phi công A.N. Isakov điều khiển. Loại này được bán cho Ai Cập, Ba Lan và Syria. Giai đoạn từ 1977-1978, Liên Xô ra mắt phiên bản xuất khẩu mới định danh là Su-22 thiết kế trên cơ sở dòng Su-17M2D nội địa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cuối những năm 1970 - đầu 1980, Liên Xô bắt đầu cung cấp các máy bay tiêm kích - bom Su-22M - phiên bản xuất khẩu của Su-17M3 cho Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng. Cho tới cuối những năm 1980, chúng ta nhận thêm phiên bản xuất khẩu hiện đại nhất định danh là Su-22M4 - phiên bản xuất khẩu của Su-17M4 với hàng loạt cải tiến hệ thống điện tử và một phần cấu trúc thân tối ưu tốc độ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Su-22M4 trang bị động cơ turbojet có đốt tăng lực AL-21F3 cung cấp tốc độ tối đa Mach 1,51 tương đương 1.860km/h ở trần bay cao, tầm bay chiến đấu 1.150km, trần bay 14.200m, vận tốc leo cao 230m/s. Nguồn ảnh: Airliners.net
Su-22M4 có 12 giá treo cho phép triển khai tối đa 4 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối đất Kh-25ML, Kh-29L/T/D; tên lửa chống radar Kh-58, Kh-25MP và Kh-28; bom hàng không có điều khiển KAB hoặc loại bom "ngu" FAB. Ngoài ra, còn có 2 khẩu pháo NR-30 30mm ở hai bên cánh, mỗi khẩu lắp 80 viên đạn. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Mặc dù không phải là ngày chiếc máy bay được xuất xưởng, tuy nhiên với bất kỳ dòng máy bay chiến đấu nào thì lần cất cánh đầu tiên thành công chẳng khác nào như “ngày khai sinh”. Bởi nếu không có chuyến bay đầu tiên thành công sẽ rất khó để các chiến đấu cơ được phép biên chế. Nguồn ảnh: Wikipedia