Quốc tế

Nomura: Chính sách xét nghiệm diện rộng có thể tiêu tốn 2,3% GDP của Trung Quốc

Giới chuyên gia cảnh báo việc xét nghiệm COVID-19 diện rộng với dân số khổng lồ của Trung Quốc có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế nước này.

Nga diễn tập tấn công bằng tên lửa có khả năng hạt nhân khi xung đột với Ukraine leo thang / Ukraine kêu gọi ngừng bắn để sơ tán dân thường khỏi nhà máy thép Azovstal

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Giới chức Trung Quốc đã lựa chọn chiến lược cứng rắn để ngăn chặn dịch COVID-19 khi phong tỏa Thượng Hải, thành phố lớn nhất và cũng là đầu tàu kinh tế của nước này, và từ từ hạn chế hoạt động đi lại tại Bắc Kinh, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng của người dân trước tình trạng thiếu hụt thực phẩm và điều kiện cách ly nghèo nàn tại Thượng Hải. Các quan chức hàng đầu của Trung Quốc mới đây còn khẳng định cam kết sẽ “kiên định tuân thủ” chính sách không COVID (zero-Covid).

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của công ty tài chính Nomura ngày 6/5 dự đoán rằng chỉ riêng yêu cầu xét nghiệm diện rộng của Trung Quốc có thể tiêu tốn lên đến 2,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm của nước này.

25 triệu dân của Thượng Hải đã phải xét nghiệm nhiều lần, trong khi nhiều người trong số 21 triệu dân ở Bắc Kinh cũng đã trải qua nhiều đợ kiểm tra liên tục. Chính phủ đã phát đi tín hiệu rằng chính sách xét nghiệm này có thể được mở rộng ra cả nước để ngắn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.

Nomura cho biết yêu cầu một nửa dân số tại quốc gia đông dân nhất thế giới này phải xét nghiệm ba ngày một lần có thể tiêu tốn khoảng 0,9% GDP, trong khi việc yêu cầu 90% dân số phải xét nghiệm hai ngày một lần sẽ tiêu tốn 2,3% GDP.

Ông Ting Lu, chuyên gia kinh tế trưởng tại Trung Quốc của Nomura, cho rằng biện pháp hạn chế này có thể phát sinh chi phí “khá cao” nếu được mở rộng ra cả nước, nhưng chỉ đem lại rất ít lợi ích, khi biến thể Omicron có thể khiến nhiều thành phố nữa phải phong tỏa.

 

Dự đoán ảm đạm nói trên được đưa ra sau khi cơ quan xếp hàng tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc từ 4,8% xuống 4,3%, thấp hơn nhiều mức mục tiêu chính thức mà chính phủ nước này đặt ra là 5,5%.

Chỉ số các nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ do tập đoàn truyền thông Trung Quốc Caixin công bố đứng ở mức 36,2 điểm trong tháng 4, mức thấp thứ hai từng ghi nhận của nước này. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy một quốc gia đang rơi vào suy thoái.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm