NÓNG: Máy bay “Ngày Tận thế” chống hạt nhân của Mỹ được đưa tới Anh khi ông Biden đến châu Âu
Tuyên bố chung NATO: Liên minh quân sự nói về ý định đưa bộ binh tới Ukraine / Tổng thống Biden nhấn mạnh 1 điều ở cuộc gọi với ông Tập về khả năng Trung Quốc hỗ trợ Nga
Được gọi là máy bay "Ngày Tận thế", máy bay này được điều tới châu Âu như một phần trong phi đội bảo vệ Tổng thống Biden trong chuyến công du 4 ngày của ông tại Brussels để tham dự các Hội nghị Thượng đỉnh gồm: Thượng đỉnh NATO, Thượng đỉnh G7 và .
Mỹ và đồng minh đã thúc đẩy các kế hoạch nhằm bổ sung lực lượng và khả năng để hỗ trợ Ukraine tăng cường phòng thủ giữa bối cảnh Nga tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này. Moscow tiến hành chiến dịch trên sau khi các nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk kêu gọi hỗ trợ trước các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của quân chính phủ Ukraine. Điện Kremlin nhấn mạnh mục tiêu của chiến dịch này chỉ nhắm vào các cơ sở hạ tầng quân sự chứ không có kế hoạch xâm chiếm Ukraine.
"Lầu Năm Góc bay"
E4-B Nightwatch, được thiết kế dựa trên Boeing 747 nhìn bên ngoài tương tự như máy bay Không lực Một của Tổng thống Mỹ. Máy bay này là một phần trong phi đội gồm 4 máy bay đi vào hoạt động lần đầu tiên vào những năm 1980 và đã được nâng cấp kể từ lần triển khai đầu tiên.
Được mệnh danh là "Lầu Năm Góc bay", các máy bay trên được thiết kế để trở thành trung tâm kiểm soát và chỉ huy trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra bởi chúng có thể chống chịu trước xung điện từ, được giải phóng khi xảy ra vụ nổ hạt nhân.
Ngoài ra, những máy bay này có thể duy trì liên lạc với các đơn vị quân sự của Mỹ trên toàn cầu bởi các lệnh chỉ huy từ Tổng thống Mỹ sẽ được truyền tới các tàu ngầm hạt nhân và các hầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa(ICBM)của Mỹ.
Thông tin về việc triển khai máy bay "Ngày Tận thế" của Tổng thống Biden tới châu Âu diễn ra giữa bối cảnh một số bài báo đưa tin, chính quyền Tổng thống Biden đã tập hợp một đội ngũ gồm các quan chức an ninh quốc gia để vạch ra những kịch bản về việc Mỹ sẽ phản ứng thế nào trước cuộc tấn công hạt nhân của Nga trong chiến dịch ở Ukraine.
New York Times dẫn các nguồn tin trong cuộc thảo luân trên cho biết, một nhóm có tên là "Đội Hổ" đã được thành lập theo một bản ghi nhớ được ký bởi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 28/2, 4 ngày sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Trong khi bài báo trên cho rằng Đội Hổ làm nhiệm vụ xem xét liệu điều gì sẽ khiến NATO phải triển khai lực lượng ở Ukraine thì Tổng thống Biden đã công khai lên tiếng phản đối kịch bản này. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột đang diễn ra có thể dẫn đến Thế chiến III.
Trên thực tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho lực lượng hạt nhân đặt trong tình trạng cảnh giác cao vào cuối tháng trước khi dẫn ra "những tuyên bố gây hấn" của Ngoại trưởng Anh Liz Truss về khả năng NATO can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã đề cập trước thềm chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Biden rằng, Nhà Trắng sẽ thảo luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân với các đối tác và đồng minh trong bối cảnh chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Ukraine.
Phản ứng trước cuộc trao đổi của phương Tây về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, điện Kremlin khẳng định rằng điều này chỉ có thể xảy ra nếu sự tồn tại của nước Nga bị đe dọa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo