‘Ó biển’ Mỹ lắp súng máy đánh bại mọi tên lửa phòng không vác vai
Thủy quân lục chiến Mỹ vừa thử nghiệm thành công Hệ thống vũ khí phòng thủ (DWS) trên máy bay MV-22 Osprey. Dự kiến trong tương lại tất cả các máy bay trực thăng và máy bay vận tải quân sự của Mỹ sẽ được lắp đặt hệ thống phòng thủ này nhằm chống lại các mối đe dọa từ tên lửa phòng không vác vai.
Nga giúp Su-22 Syria mạnh ngang tiêm kích Mỹ / Hàn Quốc thử tên lửa đạn đạo "bản sao của Iskander-M"
Các loại máy bay trực thăng của Mỹ đều phải đau đầu khi đối phó với tên lửa phòng không vác vai của đối phương. Để tránh loại vũ khí này chúng chỉ còn cách bay lên cao hoặc dùng hệ thống điện tử hiện đại gây nhiễu.
Tuy nhiên hệ thống tác chiến điện tử gây nhiễu đầu dò hồng ngoại của tên lửa phòng không vác vai thường công kềnh và có chi phí rất cao. Vì vậy Mỹ đã phát triển thành công hệ thống vũ khí phòng thủ trong đó sử dụng súng máy cao tốc để đánh chặn các tên lửa phòng không vác vai.
Các hệ thống phòng thủ này được thiết kế khá nhỏ gọn và lắp đặt ngay dưới bụng trực thăng hoặc máy bay vận tải.
Được biết vụ thử nghiệm được thực hiện ngoài khơi Oahu, Hawaii. Vũ khí phòng thủ (DWS) được thử nghiệm là tổ hợp vũ khí điều khiển từ xa dạng mô đun (được gọi là Remote Guardian System).
Vũ khí được phát triển bởi công ty quốc phòng, an ninh và hàng không quân sự BAE Systems. DWS có thể được lắp đặt trên nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau.
Hệ thống được thiết kế với ụ giá súng được điều khiển từ xa, được lắp một súng máy ổ quay đa nòng cỡ 7,62 mm GAU-17 có khả năng bắn đến 3.000 phát/phút, đạn chụm trong một khu vực hình vuông 1x1 mét trên khoảng cách 1.200 mét.
Xạ thủ súng máy sử dụng một thiết bị điều khiển tương tự như thiết bị chơi game Xbox hay Playstation, giám sát và ngắm bắn mục tiêu thông qua màn hình màu được gắn trong khoang.
Vũ khí có bộ phận quan sát, tìm kiếm, giám sát mục tiêu bằng hệ thống camera cảm biến quang hồng ngoại – nhìn đêm IR/NV (cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 6.500m và hiển thị màu vàng).
Các hình ảnh thu được được chuyển đến trắc thủ điều khiển hỏa lực trong khoang điều khiển của máy bay, hiển thị trên màn ảnh của xạ thủ súng máy.
Khi phát hiện mục tiêu nguy hiểm, xạ thủ sẽ quyết định khai hỏa.
Theo tuyên bố của Thủy quân Lục chiến Mỹ, hệ thống này có thể đối phó hiệu quả với hầu hết các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) do Nga và Trung Quốc sản xuất.
Không những vậy, tuy là hệ thống phòng thủ nhưng chúng vẫn có thể đóng vai trò tấn công phát hủy các mục tiêu nhỏ trên biển như cano của đối phương khi cần thiết.
Với tính ưu việt của tổ hợp vũ khí DWS, lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã quyết định mua trên 50 hệ thống trang bị cho những máy bay vận tải, trực thăng quân sự đang làm nhiệm vụ tại Trung Đông.
Và số lượng DWS trong quân đội Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên sau khi hệ thống phòng thủ này hoàn tất các cuộc thử nghiệm cuối cùng vào cuối năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo