Mỹ dùng chiến thuật mới khi điều B-1 Lancer đến Guam
Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ tên lửa vác vai Stinger của Mỹ / Điểm nóng Bắc Cực: "Tiền duyên" chiến lược mới của Mỹ đến gần Nga
Theo thông báo của Không quân Mỹ hôm 1/5, quyết định điều động này được thực hiện để tham gia huấn luyện và các hoạt động với đồng minh và đối tác trong khu vực.
Bốn chiếc máy bay ném bom B-1B được điều động lần này chỉ có 3 chiếc bay trực tiếp đến Căn cứ không quân Andersen tại Guam, trong khi chiếc B-1B còn lại đến phía đông Nhật Bản tham gia huấn luyện với Hải quân Mỹ trước khi bay đến Guam.
Máy bay B-1B Lancer. |
"Phi đội 4 chiếc B-1B Lancer được triển khai lần này nhằm hỗ trợ các lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương trong việc huấn luyện với các đồng minh và đối tác, đồng thời củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua các sứ mệnh răn đe chiến lược", Không quân Mỹ tuyên bố.
Cùng với đó, Bộ Quốc phòng nước này cũng ra tuyên bố cho hay, cùng với những nhiệm vụ kể trên, B-1B Lancer còn bay tuần tiễu trên Biển Đông chứng minh khả năng sử dụng một cách năng động và linh hoạt lực lượng Không quân nhằm hiện thực hóa chiến lược phòng thủ.
Mỹ đang nói về sự hiện diện thường xuyên của các máy bay ném bom chiến lược của mình tại những khu vực, nơi mà sự hiện diện có thể hỗ trợ các đối tác và đồng minh.
Giới quân sự Mỹ cho rằng, nội dung chủ yếu trong chiến lược hoạt động mới của Không quân chiến lược Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ là sử dụng không chỉ một căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam như trước đây.
Bởi Mỹ đã tuyên bố rằng: bằng cách đó "các đối thủ trong khu vực là Nga và Trung Quốc sẽ không thể trực tiếp tấn công lực lượng máy bay ném bom của Mỹ. Chiến lược sử dụng các máy bay ném bom chiến lược mới sẽ làm cho chúng khi đậu trên các sân bay trở nên không thể với tới đối với cả Nga và Trung Quốc".
Thông báo trên cũng có ý nhấn mạnh là Không quân chiến lược Mỹ sẽ tăng cường số lần chuyến xuất kích bay tuần tiễu từ chính các sân bay trên lãnh thổ lục địa Mỹ mà không nhất thiết phải sử dụng sân bay trung chuyển tại Guam.
Và có thể đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ đưa ra quyết định rút toàn bộ máy bay B-52H khỏi Guam hồi tháng 4/2020, chấm dứt Sứ mệnh máy bay ném bom liên tục hiện diện (CBP) tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Người phát ngôn Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ, thiếu tá Kate Atanasoff cho hay việc tái bố trí B-52H phù hợp với Chiến lược Quốc phòng Quốc gia mới của nước này, theo đó các oanh tạc cơ được gọi về căn cứ nhưng luôn giữ khoảng cách vừa đủ để sẵn sàng xuất kích một khi nhận mệnh lệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo