Quốc tế

Ông Kim Jong-un họp chiến lược ngay khi đến Hà Nội

Truyền thông Triều Tiên cho rằng, việc Chủ tịch Kim Jong-un khẩn trương họp chiến lược với đoàn đàm phán của Bình Nhưỡng ngay khi đến Hà Nội cho thấy ông đặc biệt quan tâm đến kết quả của hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 27-28/2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Truyền hình Nga: Tên lửa siêu âm mới có khả năng diệt mục tiêu trên đất Mỹ chưa đầy 5 phút / Mỹ kỳ vọng sớm ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Kim Jong-un họp chiến lược ngay khi đến Hà Nội - 1

Ông Kim Jong-un họp với các nhà đàm phán của phái đoàn Triều Tiên. (Ảnh: KCNA)


Hãng tin KCNA hôm nay 27/2 đã đăng tải bức ảnh Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un họp với các nhà đàm phán của phái đoàn Triều Tiên cho thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai.

Các nhà đàm phán này gồm đặc phái viên Triều Tiên phụ trách các vấn đề Mỹ Kim Hyok-chol, người đứng đầu Cơ quan tham mưu thuộc Ủy ban Mặt trận thống nhất Triều Tiên. Tham dự cuộc họp còn có Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho, Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui.

Cuộc họp diễn ra ngày 26/2 tại khách sạn Melia, nơi ông Kim Jong-un nghỉ lại trong thời gian diễn ra thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.
"Tại khách sạn Melia, Lãnh đạo tối cao Kim Jong-un đã nghe chi tiết báo cáo về các hoạt động trao đổi giữa phái đoàn Triều Tiên với phái đoàn Mỹ tại Hà Nội để hướng tới một hội nghị thành công", KCNA cho biết.

Đặc phái viên Kim Hyok-chol chính là người đã tiến hành các cuộc đàm phán phút chót với người đồng cấp Mỹ Stephen Biegun tại Hà Nội trong 5 ngày để phác thảo thỏa thuận cho hội nghị giữa ông Kim Jong-un và ông Donald Trump.

Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa ông Trump và ông Kim Jong-un sẽ ra trong ngày 27-28/2 tại Hà Nội. Nếu như hội nghị thượng đỉnh lần một mang nhiều ý nghĩa của một cuộc gặp nhằm làm tan băng quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên thì lần này hai nhà lãnh đạo được cho là phải đối mặt với sức ép lớn hơn để đạt được những kết quả đàm phán cụ thể, khả thi.

 

Hiện chưa rõ kết quả hội nghị, song giới quan sát cho rằng, Triều Tiên có thể sẽ chấp nhận các cuộc thanh sát quốc tế tại các cơ sở hạt nhân hoặc thậm chí đóng cửa các cơ sở liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này. Đổi lại, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể sẽ cam kết hướng tới bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều hoặc đồng ý đưa ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm