Quốc tế

Ông Putin buộc các nước không thân thiện dùng đồng rúp: "Liều thuốc thần" cho kinh tế Nga?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các nước "không thân thiện" thanh toán bằng đồng rúp đối với các hợp đồng khí đốt của Nga. Việc này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.

Vũ khí hạng nặng, bao gồm xe tăng của Mỹ và Đức đã cập bến Ukraine? Hé lộ chân tướng / NÓNG: Lính Ukraine sống sót sau vụ Nga bắn rơi Mi-8 tiết lộ chi tiết nhiệm vụ ở Mariupol

The Guardian cho hay, không rõ liệu ông Putin có kế hoạch cắt bỏ các hợp đồng hiện có định giá bằng euro hay đô la Mỹ hay không, nhưng Đức - quốc gia có tới 40% nguồn cung khí đốt phụ thuộc vào Nga - đã cảnh báo những công ty sử dụng khí đốt công nghiệp rằng nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn là rất cao.

The Guardian cũng phân tích về lí do tại sao thanh toán các mặt hàng xuất khẩu của Nga bằng đồng rúp lại trở thành một vấn đề lớn đối với Điện Kremlin và liệu ông Putin có mở rộng sắc lệnh đối với xuất khẩu dầu, ngũ cốc, phân bón, than đá, kim loại và các mặt hàng quan trọng khác của Nga hay không.

Tổng thống Putin.

Tổng thống Putin.


Tại sao ông Putin muốn thanh toán bằng đồng rúp?

Sau cuộc tấn công của Nga, giá trị của đồng rúp nhanh chóng "rơi xuống vực". Đồng rúp đã giảm từ khoảng 85 rúp/1 euro vào năm ngoái xuống còn 110 rúp/1 euro khi quân đoàn của Nga lăn bánh qua biên giới Ukraine. Tới khi có sự can thiệp của ngân hàng trung ương Nga, giá đồng rúp đã chững lại ở mức 94,1/1 so với đồng euro.

Với việc giao dịch bằng đồng rúp ở mức thấp như vậy, xuất khẩu của Nga sẽ mang lại ít tiền hơn để trợ cấp cho các hoạt động của chính phủ Nga.

Ông Putin buộc các nước không thân thiện dùng đồng rúp: Liều thuốc thần cho kinh tế Nga? - Ảnh 1.

Ảnh: Alexander Nemenov/AFP/Getty Images

 

Đồng rúp có giá trị cao hơn sẽ không chỉ mang lại nhiều tiền mặt hơn mà còn là một vấn đề về uy tín khi các quốc gia tham gia giao dịch sẵn sàng thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu của Nga bằng đồng tiền của Nga. Một lượng đồng rúp quy mô lớn hơn - được tạo ra bởi nhu cầu từ các nước và công ty nước ngoài đối với hàng hóa Nga - sẽ cho phép Moscow thách thức sự thống trị của Mỹ, thông qua đồng đô la, trên thị trường tiền tệ toàn cầu.

Một số nhà phân tích cũng suy đoán rằng đô la Mỹ và euro ít hữu ích hơn đối với Moscow trong khi các lệnh trừng phạt đang được thắt chặt. Ví dụ, vì không có quyền sử dụng đô la Mỹ và euro thông qua các sàn giao dịch quốc tế, Nga cũng đang đề xuất trả lãi cho các khoản nợ bằng đồng euro của mình bằng đồng rúp.

Ông Putin yêu cầu những quốc gia nào thanh toán khí đốt bằng đồng rúp?

Danh sách các quốc gia "không thân thiện" của Nga tương ứng với những quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt. Giao dịch với các công ty và cá nhân từ các quốc gia đó phải được ủy ban chính phủ Nga phê duyệt.

Các quốc gia bao gồm Mỹ, các quốc gia thành viên EU, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraine. Một số, bao gồm cả Mỹ và Na Uy, không mua khí đốt của Nga.

 

Xuất khẩu của Nga sang EU lớn như thế nào?

Năm 2020, EU là đối tác thương mại chính của Nga, chiếm 37,3% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của nước này với thế giới. Trong khi đó, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU, chiếm 5,8% tổng kim ngạch thương mại của khối. Tuy nhiên, điều này không thể hiện một thực tế quan trọng rằng khí đốt của Nga là thành phần chính của các mặt hàng nhập khẩu đó, hầu hết được thanh toán bằng đô la Mỹ, euro hoặc đồng bảng Anh.

Ông Putin buộc các nước không thân thiện dùng đồng rúp: Liều thuốc thần cho kinh tế Nga? - Ảnh 2.

Theo Gazprom, 58% doanh số bán khí đốt tự nhiên của nước này sang châu Âu và các nước khác tính đến ngày 27/1 được thanh toán bằng đồng euro. Đô la Mỹ chiếm khoảng 39% tổng doanh thu và đồng bảng Anh khoảng 3%. Hàng hóa được giao dịch trên toàn thế giới phần lớn được giao dịch bằng đô la Mỹ hoặc euro, chiếm khoảng 80% dự trữ tiền tệ trên toàn thế giới.

Về mặt thực tế, trong khi nhập khẩu khí đốt từ Nga vào EU có nhiều biến động, nhưng chúng chiếm tới 800 triệu euro (680 triệu bảng Anh) chi tiêu mỗi ngày.

 

Ông Putin đã mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga như thế nào?

Việc Ngân hàng trung ương Nga mua rúp để hỗ trợ đồng nội tệ là không đủ. Lệnh cấm có hiệu lực đối với ngân hàng trung ương sử dụng hệ thống thanh toán Swift để tiếp cận tài sản của Nga ở nước ngoài có nghĩa là sự can thiệp này không thể kéo dài.

Ngân hàng trung ương Nga muốn bán các khoản đầu tư bằng đồng đô la Mỹ và đồng euro để mua đồng rúp, làm tăng nhu cầu và kéo theo là giá đồng rúp tăng, nhưng nếu không có quyền truy cập vào Swift thì không thể tiếp tục việc này ở quy mô đủ lớn.

Một cách thức khác cũng đã được sử dụng. Một chỉ thị đã được áp dụng đối với các nhà xuất khẩu, bao gồm cả các nhà sản xuất hàng hóa, buộc các nhà xuất khẩu phải chuyển đổi 80% số ngoại tệ mà họ nhận được khi bán hàng xuất khẩu sang đồng rúp.

Hiện tại, Điện Kremlin đang xem xét kế hoạch để tất cả doanh số xuất khẩu đều thực hiện bằng đồng rúp, khai thác thế mạnh gần như độc quyền của nước này đối với các nguyên liệu thô thiết yếu trong các quy trình sản xuất, từ phân bón đến ô tô.

 

Một ví dụ điển hình là palladium mà các công ty xe hơi sử dụng để chế tạo bộ chuyển đổi xúc tác. Paul Watters, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu công ty tại S&P Global Ratings, cho biết khoảng 40% nguồn cung kim loại trên thế giới đến từ Nga và 90% sản lượng của Nga dành cho ngành công nghiệp xe hơi.

Nếu các nhà sản xuất ô tô buộc phải lựa chọn giữa việc mua palladium bằng đồng rúp hoặc tìm kiếm nguồn cung cấp ở nơi khác, thì rất có thể các chính trị gia muốn cô lập Nga sẽ yêu cầu họ tìm kiếm ở nơi khác. Watters lo ngại việc giải thể và đóng cửa các nhà máy sản xuất ô tô có thể là hậu quả từ việc này.

Kế hoạch có thể phản tác dụng?

The Guardian cho rằng, nếu Điện Kremlin khẳng định các hợp đồng hiện tại bằng đồng euro và đô la được đổi thành đồng rúp, chúng sẽ vi phạm các giao thức quốc tế. Đây không phải là điều mà Gazprom đã thực hiện, ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi căng thẳng gia tăng giữa Liên Xô và phương Tây.

Đức cho biết họ sẵn sàng tìm nguồn cung cấp năng lượng khác thay vì trả tiền cho khí đốt bằng đồng rúp, điều có thể khiến nền kinh tế lớn nhất EU rơi vào suy thoái. Động thái của Điện Kremlin cũng có khả năng đẩy nhanh việc khiến các quốc gia tìm cách thoát khỏi phụ thuộc vào các mặt hàng của Nga, làm tăng thêm sự suy giảm kinh tế vốn đã trầm trọng của đất nước này.

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm