Quốc tế

PANG - Tàu sân bay thế hệ mới đang "thai nghén" của Pháp

PANG được cho sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân, được tích hợp nhiều thiết bị hiện đại, vũ khí tối tân và công nghệ đỉnh cao.

Ấn Độ tăng cường mua trang thiết bị quân sự của Nga / S-500 Nga rẻ hơn 4 lần so với THAAD Mỹ

Pháp chuẩn bị loại biên tàu Charles de Gaulle

Vào cuối những năm 1980, Pháp bắt đầu đóng chiếc thứ nhất trong số hai tàu sân bay để thay thế các tàu sân bay đang có trong trang bị lúc đó là Foch và Clemenceau. Đó là khởi điểm bắt đầu của cuộc phiêu lưu kéo dài 14 năm và đôi khi bị chậm tiến độ do thiếu vốn, cánh quạt bị lỗi, sàn bay không đủ dài và che chắn bức xạ lò phản ứng hạt nhân không đủ an toàn.

pang - tau san bay the he moi dang
Charles de Gaulle- tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Pháp và của châu Âu; Nguồn: wikimedia.org

Mặc dù được giao cho hạm đội vào năm 2000, con tàu đã hoạt động cầm chừng cho đến khi được tái trang bị vào năm 2007; tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ hai, có tên gọi là PA2, đã bị hủy do thiếu vốn. Hiện, Charles de Gaulle là tàu sân bay duy nhất của Pháp, dùng động cơ hạt nhân, dài 260m, có lượng giãn nước 38.000 tấn. Tàu sân bay này có kích thước nhỏ hơn một nửa so với các tàu sân bay lớp US Nimitz (333m) và Ford (337m) của Mỹ, nhưng vẫn có thể mang theo 30-40 máy bay.

Sức mạnh tấn công chính của de Gaulle là máy bay chiến đấu đa năng Rafale-M. Một tính năng đưa de Gaulle xếp trước các hàng không mẫu hạm Trung Quốc và thậm chí của Anh là khả năng vận hành các máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye - phát hiện kẻ thù, và phái Rafale đi đánh chặn từ xa. Charles de Gaulleđã trở lại với hải quân Pháp vào năm 2018, sau quá trình đại tu và nâng cấp giữa vòng đời kéo dài 18 tháng với chi phí lên tới 1,3 tỉ euro. Một hệ thống radar do thám 3D tầm xa và radar định vị chính xác hơn đã được trang bị.

Mạng lưới điều khiển được số hóa, phòng điều khiển được thay mới hoàn toàn và hệ thống liên lạc được hiện đại hóa. Nhà chứa máy bay, khu vực bảo dưỡng và các hệ thống hỗ trợ cất/hạ cánh đều được chuyển sang chỉ hỗ trợ cho phiên bản hải quân của tiêm kích hạm Rafale.Hai lò phản ứng hạt nhân đã được bảo dưỡng và thay thế các thanh nhiên liệu, có thể hoạt động thêm 20 năm nữa. Tuy nhiên, Hải quân Pháp đang có kế hoạch cho loại biên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Pháp và của châu Âu này.

Tàu Sân bay Thế hệ Mới PANG

Tổng thống Macron chuẩn bị cho phép chế tạo Tàu Sân bay Thế hệ Mới (Porte-Avion Nouvelle Generation - PANG), nhằm thay thế Charles de Gaulle, làm nền tảng cho máy bay chiến đấu trên không của Pháp trong tương lai. Một số cấu hình tàu sân bay (thông thường hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân) cùng các khuyến nghị của giới chuyên gia đã được gửi tới Tổng thống Pháp để xem xét. Pháp muốn tàu sân bay mới sẵn sàng hoạt động vào năm 2038, khi CDG sẽ tròn 40 năm vận hành.

 

Các chức năng của PANG là: thực hiện nhiệm vụ Lực lượng hạt nhân Không quân Hải quân (Force Aéronavale Nucléaire, còn gọi là FANu); tấn công mặt đất bằng Hệ thống Chiến đấu Trên không Tương lai (Future Air Combat System - FCAS) bao gồm khả năng xâm nhập “đầu tiên và một mình” vào vùng trời khu vực tranh chấp; và kiểm soát vùng nước xanh. Yêu cầu đặt ra đối với PANG là đảm bảo, hỗ trợ và duy trì hoạt động ở cường độ cao và số lượng lớn máy bay Rafale M Tuần tra Không chiến (Combat Air Patrol - CAP) kèm theo Hawkeye E-2C, và máy bay trực chiến trên boong.

Theo Naval News, kích thước của PANG sẽ phụ thuộc nhiều vào các thiết bị trong tương lai cũng như kích thước của các máy bay (có bao nhiêu NGF, máy bay không người lái, Hawkey và E-2D Advanced Hawkeyes mà tàu sân bay sẽ có thể triển khai), với chiều dài khoảng 280-300m, nặng 70.000 tấn (lớn gần gấp đôi so với tàu sân bay cũ nhưng vẫn sẽ nhỏ hơn các tàu sân bay lớp Ford Ford của Mỹ); tốc độ tối đa sẽ tương tự như tàu sân bay hiện tại - 26-27 hải lý/giờ.

Naval News cho rằng PANG sẽ chứa khoảng 32 máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo (next generation fighter - NGF) của Pháp, và 2-3 chiếc Hawkeyes E-2D; số lượng máy bay chiến đấu không người lái (unmanned combat aerial vehicle - UCAV) chưa được xác định. Dự án chung giữa Tây Ban Nha-Đức-Pháp NGF được tiến hành nhằm phát triển máy bay mới thay thế chiến đấu cơ Rafale M của những năm 1980. Chúng gần như chắc chắn sẽ đi kèm với các máy bay không người lái bố trí trên hạm tàu đảm nhận các nhiệm vụ trinh sát, tấn công hoặc tiếp liệu trên không.

Đã có khuyến nghị cải thiện điều kiện sống trên tàu PANG (so với trên tàu Charles de Gaulle) và giải trình việc thủy thủ đoàn sẽ giảm khoảng 10% so với tàu sân bay hiện tại; thủy thủ đoàn sẽ gồm khoảng 1.080 người (chưa kể quân số không quân - khoảng 550-620 người).

Trang thiết bị trên PANG

 

Pháp có lãnh thổ và lợi ích trên khắp thế giới, vì vậy, một con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể tham gia chống khủng hoảng mà không phải dừng lại để tiếp liệu. Việc sử dụng năng lượng hạt nhân còn có thể cho phép trang bị vũ khí laser và các vũ khí năng lượng cao khác cho tàu, như là một phần của gói vũ khí ban đầu hoặc sẽ được nâng cấp trong tương lai.

pang - tau san bay the he moi dang
Đồ họa Tàu Sân bay Thế hệ Mới (PANG) của Pháp; Nguồn: navalnews.com

Giới chức Pháp nhấn mạnh những lợi thế của hệ thống năng lượng hạt nhân về các mặt: độ bền; nhỏ gọn; Cơ quan hạt nhân quốc gia có quy trình thực hiện nhưng thừa nhận nhược điểm lớn của tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân là cứ sau 10 năm, cần thiết phải tiến hành một cuộc đại tu kéo dài 18 tháng (theo quy trình mới cần 12 tháng) để tiếp nhiên liệu hạt nhân. Tổng công suất PANG sẽ cần khoảng 110 MW, trong trường hợp sử dụng năng lượng hạt nhân, sẽ cần hai lò phản ứng K22.

Pháp được cho là rất quan tâm đến hệ thống phóng máy bay điện từ (electromagnetic aircraft launching system - EMALS) được sử dụng trên tàu sân bay USS Ford, cho phép linh hoạt hơn để phóng cả máy bay chiến đấu hạng nặng và máy bay không người lái hạng nhẹ, cũng như khả năng tương tác với Hải quân Mỹ. EMALS của USS Ford hiện hoạt động tin cậy hơn với trên 3.500 lần phóng thành công (bao gồm cả kỷ lục 167 lần phóng trong một ngày). PANG có thể có 3 hệ thống EMALS (Ford có 4), cho phép nó phóng tới 3 máy bay trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo một nguồn tin giấu tên, ít nhất một thiết kế PANG đang được nghiên cứu được tích hợp radar SeaFire của Tập đoàn Thales cũng như tên lửa Aster loại đất đối không của MBDA. SeaFire là radar đa chức năng bao gồm bốn mảng không quay, sử dụng công nghệ khuếch đại công suất cao gallium nitride (GaN) mới nhất. SeaFire sử dụng giám sát 3D tầm xa, tìm kiếm đường chân trời và giám sát bề mặt để đưa ra cảnh báo sớm về các cuộc tấn công tiềm tàng từ các mối đe dọa trên không và trên bề mặt (biển), có phạm vi rà quét 3600, có thể theo dõi 800 mục tiêu đồng thời mà không bão hòa trong khoảng cự ly lên tới 500km trong không khí, và 80km trên bề mặt.

Khả năng tự vệ được đảm bảo bởi Hệ thống chống tên lửa chính (Principal Anti-Aiér Missile System - PAAM) với số lượng các hệ phóng thẳng đứng (vertical launching system - VLS) là 48 cũng như một số hệ thống vũ khí điều khiển từ xa. Tàu sân bay Charles de Gaulle hiện được trang bị ba hệ thống súng Narwhal (Nexter) 20mm. PANG có thể được trang bị cùng hệ thống này hoặc các hệ thống pháo Thales/Nexter RapidFire 40mm. Trong tương lai gần, (khoảng năm 2030-2040) vũ khí năng lượng định hướng và pháo điện từ (dự án PILUM) có thể sẽ được tích hợp trên PANG, nếu công nghệ của Pháp đủ tin cậy.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm