Quốc tế

Pantsir-S1E lọt vào tay Mỹ: Nguy hại đến mức nào?

Mỹ sẽ thu được nhiều lợi ích từ hệ thống phòng không Pantsir-S1E của Nga, thu được trên chiến trường Libya.

Điều kỳ lạ trên chiến đấu cơ Su-57 khiến truyền thông Mỹ trầm trồ / Su-30SM Nga mang tên lửa Kh-31 "uy hiếp nghiêm trọng" chiến hạm Mỹ

Mỹ nghiên cứu Pantsir-S1E của Nga

Vào tháng 6 năm 2020, tờ The Times của Anh đưa tin về một nhiệm vụ bí mật diễn ra vào tháng 6/2020, quân đội Mỹ đã đưa một hệ thống tên lửa-pháo phòng không (ZRPK) Pantsir-S1E (phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S) của Nga ra khỏi chiến trường Libya.

Một máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của Không lực Hoa Kỳ hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Zuwara, phía tây Tripoli, để tiếp nhận hệ thống Pantsir-S1 mà quân đội Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) đã thu được từ tay của Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

Sau đó, hệ thống này được đưa đến căn cứ không quân Ramstein ở Đức. Hiện tại, Mỹ-NATO đang tập trung nghiên cứu hệ thống này.

Vào tháng 6/2020, lực lượng GNA do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã công bố bức ảnh của một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 sử dụng khung gầm xe việt dã bánh lốp MAN SX45 8x8 của LNA, bị họ bắt giữ tại căn cứ không quân ở khu vực Tarkhuna.

Đây là một trong những hệ thống từng được chuyển đến kho vũ khí của LNA từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Đặc điểm nổi bật của chúng là sử dụng khung gầm xe tải việt dã bọc thép MAN SX 8x8 do Đức sản xuất.

Trong bức ảnh, có thể thấy rằng tổ hợp Pantsir-S1 đang được vận chuyển bởi các lực lượng của Chính phủ theo Hiệp định quốc gia Libya đã ở trong tình trạng bị hư hại.

Pantsir-S1E lot vao tay My: Nguy hai den muc nao?
Hệ thống Pantsir-S1 đã được Nga xuất khẩu sang nhiều nước.

Theo The Times, phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S1E khá nổi tiếng trên thế giới vì nó được cung cấp cho các quốc gia khác nhau, kể cả các quốc gia đồng minh của Mỹ như: UAE, Iraq, Iran, Syria, Libya….

Tổ hợp đã được giới thiệu nhiều lần tại các cuộc triển lãm quốc tế, nhưng không nhiều người có thể tiếp cận chi tiết của hệ thống

Phiên bản Pantsir-S1 của UAE là biến thể xuất khẩu ít nhiều có khác biệt so với loại Pantsir-S quân đội Nga đang sử dụng, nhưng ngay cả khi đó là biến thể thương mại thì việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tên lửa phòng không của Nga vẫn có thể cung cấp cho Hoa Kỳ những dữ liệu hữu ích.

Mỹ khai thác được gì từ Pantsir-S1E?

Theo ông Dmitry Kornev, Tổng biên tập của trang MilitaryRussia.ru, lợi ích rõ ràng từ việc nghiên cứu vũ khí xuất khẩu tối tân do Nga sản xuất là không thể bỏ qua. Chuyên gia Mỹ không thể nghiên cứu kỹ lưỡng những thứ như vậy tại triển lãm hoặc thậm chí ở căn cứ của đồng minh UAE.

 

Nhận được hệ thống này, người Mỹ có thể tháo rời các khối không thể đóng mở để nghiên cứu trình độ của công nghệ, đến việc chế tạo các cụm thiết bị và chi tiết; tìm ra các lỗ hổng của nó để rồi sau này đem sử dụng trong trận chiến.

Ngay cả một nghiên cứu đơn giản về các vật liệu được sử dụng để chế tạo một số bộ phận cũng như chất lượng sản xuất chúng cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích về khả năng công nghiệp - quân sự hiện tại của Nga.

Pantsir-S1E lot vao tay My: Nguy hai den muc nao?
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1E của LNA bị phía GNA bắt sống đã được Mỹ đưa sang Đức.

Ngoài ra, việc nắm được công nghệ và những bí mật về tần số sóng radar cũng như kết nối liên lạc của Pantsir-S1E trên chiến trường sẽ giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra được biện pháp đối phó rất hiệu quả với chúng, chưa kể đến khả năng sao chép công nghệ.

Thậm chí nếu không thể nghiên cứu được về radar Pantsir-S1E, họ sẽ nghiên cứu những cụm máy thứ cấp, vì khi vô hiệu hóa chúng thì thiết bị sẽ không thể hoạt động được; ví dụ như hệ thống sưởi ấm hoặc điều hòa không khí - ông Kornev nói.

Mặt khác, ông Kornev tin rằng, người Mỹ có thể chia sẻ dữ liệu về tổ hợp Pantsir-S1E với các đồng minh NATO của họ, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, nước có quan hệ khá căng thẳng với Nga trong những năm gần đây.

 

Ngoài ra, nếu những lỗ hổng chưa biết trước đây được phát hiện trên Pantsir-S1E, chúng có thể được đưa ra để tổn hại đến hình ảnh của loại vũ khí này trên thị trường xuất khẩu vũ khí.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm