Panzer IV: Kiệt tác bằng thép của Đức trong CTTG 2
Bắt đầu phục vụ chính thức từ năm 1939, xe tăng Panzer IV được xem là kiệt tác của ngành công nghiệp quốc phòng Đức và cũng là loại xe tăng được Đức sản xuất với số lượng nhiều thứ hai trong chiến tranh.
Xe tăng T-72B1MS "Đại bàng trắng" của Lào mạnh hơn cả T-90S? / Khả năng không ngờ của xe tăng “báo đen” Hàn Quốc
Thực tế, giống nhiều vũ khí huyền thoại khác của Đức, ban đầu Panzer IV không được thiết kế để trở thành xe tăng chiến đấu mà nó chỉ được thiết kế làm xe tăng hỗ trợ bộ binh. Điều này khiến cho hoả lực của Panzer IV không được thiết kế cho việc đối đầu lại với thiết giáp của đối thủ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên do sai sót trong học thuyết chiến tranh thiết giáp của Đức và sự vận dụng sáng tạo của binh lính trên chiến trường, xe tăng Panzer IV đã dần dần được sử dụng làm xe tăng chiến đấu và tỏ ra cực kỳ hiệu quả, thay thế được vị trí của Panzer III - dòng xe tăng đang dần trở nên lỗi thời với giáp mỏng và hoả lực kém. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ít ai biết rằng, xe tăng Panzer IV ra đời để phục vụ học thuyết chiến tranh thiết giáp của tướng Heinz Guderian - vị tướng thiết giáp nguy hiểm nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo như học thuyết này, xe tăng hạng trung Panzer IV sẽ sử dụng hoả lực của mình để áp chế hoả lực của đối phương, phá công sụ, ụ súng, ụ pháo của đối phương. Điểm sai lầm của học thuyết này đó là do Panzer IV chỉ làm nhiệm vụ yểm trợ nên nó sẽ phải đi sau bộ binh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Việc đưa bộ binh đi trước để vừa dò đường, vừa chỉ điểm các cụm hoả lực của đối phương cho Panzer IV tấn công khiến bộ binh Đức vô hình chung lại phải... đối đầu với xe tăng đối phương trước tiên. Do Panzer IV ở tuyến sau và chỉ cung cấp hoả lực yểm trợ tầm xa nên cỗ xe tăng này cũng không có tác dụng hút hoả lực của đối phương cho bộ binh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sai lầm này dần dần được binh lính Đức trên chiến trường phát hiện ra và dần dần, bộ binh tự "mặc cả" với bên thiết giáp để nhường đường tiên phong cho xe tăng, bộ binh sẽ đi sau và làm nhiệm vụ dọn dẹp chiến trường, tiến công cùng mũi nhọn xe tăng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Việc này vô hình chung đã biến Panzer IV từ xe tăng hỗ trợ bộ binh thành xe tăng tấn công, bộ binh Đức từ vai trò chủ lực xung phong giờ lại biến thành lực lượng tùng thiết, thay đổi hoàn toàn học thuyết ban đầu của Heinz Guderian. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trước sự thay đổi thiên biến vạn hoá của chiến trường, việc sử dụng những loại vũ khí có sẵn để thay đổi lối đánh đã mang lại hiệu quả rất cao khiến bộ tư lệnh Đức buộc phải tuân theo thực tế, nghiên cứu để biến Panzer IV thành một xe tăng tấn công chủ lực đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khi thiết kế, do bị rằng buộc bởi Hiệp ước Versailles từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, xe tăng Panzer IV không được trang bị hoả lực quá mạnh, không có công suất động cơ quá cao nên độ dày của vỏ xe tăng cũng không quá tốt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù lớp giáp của Panzer IV không quá dày nhưng nó cũng đủ để chống lại các loại vũ khí chống tăng kém cỏi của bộ binh thời này. Mối lo ngại lớn nhất với các chỉ huy của Đức đó là khẩu pháo nòng ngắn cỡ 75mm trên Panzer IV ban đầu khá kém cỏi, không đủ sức chống lại các loại xe tăng hạng nặng của đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngay lập tức, thiết kế của Panzer IV đã được thay đổi. Việc thay đổi cỡ nòng pháo là điều quá khó khăn nhưng ít nhất quân đội Đức đã nỗ lực để thay đổi chiều dài nòng pháo, sử dụng các loại pháo cũng có cỡ nòng 75mm nhưng chiều dài nòng đã được nâng lên tới gấp 43 lần đường kính và tối đa là gấp 48 lần, cho phép tăng sơ tốc đầu nòng cho mỗi phát đạn bắn ra, tăng hiệu quả khi đối đầu với thiết giáp hạng nặng của đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.
Việc nâng cấp Panzer IV từ phương tiện hỗ trợ bộ binh thành xe tăng tấn công đã khắc phục được nhược điểm kém nhất trên chiếc xe tăng này vào giai đoạn đầu chiến tranh đó là vấn đề hoả lực. Xe tăng Panzer IV sau đó đã được sản xuất với số lượng cực lớn, xuất hiện trên mọi mặt trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai, Panzer IV đã tỏ ra cực kỳ hiệu quả, nó đã nghiến xích khắp lãnh thổ Ba Lan và tràn sang đất Pháp cũng như tham chiến ở Bắc Phi. Panzer IV cũng là loại thiết giáp được sản xuất với số lượng nhiều thứ hai, chỉ sau pháo tự hành chống tăng Stug III và là loại xe tăng được Đức quốc xã sản xuất với số lượng nhiều nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cũng từ cơ sở khung gầm của xe tăng Panzer IV, một loạt các loại thiết giáp khác đã được ra đời, tạo ra hẳn một hệ sinh thái thiết giáp. Tuy nhiên đáng tiếc là do thiếu hụt nguyên nhiên liệu, số lượng xe tăng Panzer IV cùng với hệ sinh thái của nó về sau bị áp đảo cả về chất lượng lẫn số lượng so với các loại xe tăng của Liên Xô và Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo Tuấn Anh/Kiến Thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Có tên đầy đủ là Panzerkampfwagen IV hay thường được gọi tắt là Panzer IV, loại xe tăng này từng được Đức quốc xã sử dụng với số lượng lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và được coi là một trong những loại xe tăng thành công nhất của quân đội nước này. Nguồn ảnh: Warhistory.