Phân tích vũ khí: Vì sao tiêm kích Su-35 Nga xứng đáng là "tử thần trên không"?
Là phiên bản nâng cấp sâu của máy bay chiến đấu Su-27, hiệu suất tổng thể của máy bay chiến đấu Su-35 đã đạt đến đỉnh cao của dòng Su-27. Đây là máy bay chiến đấu không tàng hình đẳng cấp nhất thế giới.
Lá chắn S-400 của Nga "bắt bài" tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ? / Động cơ Su-57 không xứng đáng để lắp lên tiêm kích tàng hình nội địa Ấn Độ?
Ngay từ thời Liên Xô, thiết kế máy bay chiến đấu luôn tập trung vào khả năng cơ động, và tính năng này được các nhà thiết kế Nga kế thừa. Đặc biệt, máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã tối đa hóa khả năng cơ động của máy bay chiến đấu Liên Xô-Nga.
Su-35 có tầm hoạt động rộng, khả năng mang vũ khí, kết cấu, khả năng tàng hình cao hơn; sử dụng động cơ thế hệ mới có lực đẩy và công suất mạnh hơn; các trang thiết bị điện tử hiện đại và mới hoàn toàn so với các dòng máy bay chiến đấu trước đó; cùng với đó là hỏa lực cực mạnh.
Trước hết là về hiệu suất radar, tiêm kích Su-35 được trang bị radar mảng pha thụ động IRBIS-E, có khả năng quét 240°, khoảng cách dò tìm đạt 400km với mục tiêu có tiết diện phản xạ radar (RCS) 3m2 và 90km với mục tiêu có RCS 0,01m2. Đây là loại radar mạnh nhất trong số các radar trang bị trên các máy bay chiến đấu của Nga.
Radar IRBIS-E có thể theo dõi đồng thời đến 30 mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc, trong đó có 8 mục tiêu có thể khóa gần như liên tục với độ chính xác đủ để đồng thời tiêu diệt bằng các tên lửa không đối không tầm trung gắn đầu dò chủ động. Có thể bắn hai mục tiêu đồng thời bằng các tên lửa với đầu dò bán chủ động.
Về động cơ, Su-35 được trang bị động cơ đẩy véc tơ 3 chiều Saturn AL-41F1S, có lực đẩy đến 14,5 tấn. Do lực đẩy tương đối mạnh, cùng với thiết kế tổng thể tuyệt vời của Su-35, giúp phi công có thể bay theo kiểu "lá vàng rơi" hay "rắn hổ mang", hoặc vòng lượn cực hẹp; tạo ưu thế trong chiến đấu quần vòng cũng như khả năng cơ động tránh tên lửa.
Khả năng cơ động của máy bay chiến đấu Su-35 đã lên "ngôi vua" của thế giới, trở thành máy bay chiến đấu không tàng hình có tính năng kỹ chiến thuật hàng đầu thế giới.
Về vũ khí và trang bị, Su 35 có thể mang tới 8 tấn vũ khí các loại, với tổng cộng 12 điểm treo. Khi chiến đấu ngoài tầm nhìn, Su-35 có thể sử dụng tên lửa R-77 Vympel, đây là loại tên lửa không đối không tầm trung, dẫn đường bằng radar, có tầm bắn đến 175km, tính năng tương đương với tên lửa AIM-120 của Mỹ; hoặc tên lửa R-27 tầm trung và R-37 tầm xa, dùng để tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm (AWAC) và tiếp dầu trên không.
Trong không chiến tầm gần, Su-35 sử dụng tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-73 Vympel, có khả năng bắt mục tiêu bằng thiết bị cảm ứng gắn trên mũ bay phi công; đầu dò tên lửa có thể "nhìn" thấy mục tiêu ở góc 60°; tầm bắn 300m đến 30km; và một pháo hàng không cỡ nòng 30mm, với cơ số đạn 150 viên.
Điểm hạn chế của Su-35 là chỉ được trang bị radar mảng pha thụ động IRBIS-E, nếu so với radar mảng pha chủ động, nó có những nhược điểm nhất định về mặt theo dõi và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt mục tiêu.
Tuy nhiên, Su-35 đã đạt được một lợi thế nhất định trong trận chiến với máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ ở chiến trường Syria. Ngay cả phi công của máy bay chiến đấu Su-35 cũng đã chụp được một bức ảnh về máy bay chiến đấu F-22, chứng minh đầy đủ cho khả năng tuyệt với của Su-35.
Với khả năng chiến đấu toàn diện đẳng cấp thế giới, Su-35 đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, hiện tại Trung Quốc đã nhập khẩu loại máy bay chiến đấu tiên tiến này; Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đang xem xét mua Su-35 vì hiệu suất tổng thể tuyệt vời của nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo