Quốc tế

Pháo phản lực BM-30 Smerch Nga nhận đạn dẫn đường mới để 'quyết đấu' HIMARS Mỹ

Pháo phản lực BM-30 Smerch vẫn là một vũ khí mạnh mẽ, nhưng do ra đời đã lâu nên vũ khí này rất cần được hiện đại hóa.

Clip: Khám phá sức mạnh của tên lửa chống tăng Type 01 Nhật Bản / Clip: Soi uy lực của tên lửa chống tăng tầm siêu xa Hermes Nga

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) BM-30 Smerch của Nga, được sử dụng tích cực trong các hoạt động quân sự suốt thời gian qua dự kiến sẽ nhận đạn dẫn đường thế hệ mới, truyền thông Nga cho biết.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) BM-30 Smerch của Nga, được sử dụng tích cực trong các hoạt động quân sự suốt thời gian qua dự kiến sẽ nhận đạn dẫn đường thế hệ mới, truyền thông Nga cho biết.

Phiên bản cơ sở của BM-30 Smerch MLRS được phát triển từ thời Liên Xô, không giống như Tornado-S MLRS được tạo ra trên cơ sở của chính nó, Smerch ngày nay vẫn chưa có trong trang bị tên lửa dẫn đường.

Phiên bản cơ sở của BM-30 Smerch MLRS được phát triển từ thời Liên Xô, không giống như Tornado-S MLRS được tạo ra trên cơ sở của chính nó, Smerch ngày nay vẫn chưa có trong trang bị tên lửa dẫn đường.

Kho vũ khí của các tổ hợp BM-30 Smerch chỉ bao gồm những loại đạn rocket tiêu chuẩn không có khả năng điều khiển với tầm bắn tối đa 90 km, con số khá nhỏ so với đường kính 300 mm của đạn.

Kho vũ khí của các tổ hợp BM-30 Smerch chỉ bao gồm những loại đạn rocket tiêu chuẩn không có khả năng điều khiển với tầm bắn tối đa 90 km, con số khá nhỏ so với đường kính 300 mm của đạn.

Vì BM-30 Smerch dự kiến sẽ còn phục vụ trong một thời gian dài, nên các loại đạn dẫn đường mới đã được phát triển cho nó. Những thử nghiệm đối với sản phẩm mới sẽ được thực hiện trong tương lai gần, ngay tại chiến trường.

Vì BM-30 Smerch dự kiến sẽ còn phục vụ trong một thời gian dài, nên các loại đạn dẫn đường mới đã được phát triển cho nó. Những thử nghiệm đối với sản phẩm mới sẽ được thực hiện trong tương lai gần, ngay tại chiến trường.

 

"Sắp tới, binh sĩ Nga sẽ có thể sử dụng tên lửa dẫn đường trên Smerch MLRS. Trong tương lai gần, Bộ Quốc phòng đã lên kế hoạch thử nghiệm chúng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt", hãng tin RIA Novosti cho biết.

Loại đạn mới sẽ được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính đi kèm với hiệu chỉnh vệ tinh, đây là công nghệ không mới trong thời đại ngày nay và đã được nhiều quốc gia trên thế giới, có nền công nghiệp quốc phòng thấp hơn Nga triển khai thành công.

Loại đạn mới sẽ được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính đi kèm với hiệu chỉnh vệ tinh, đây là công nghệ không mới trong thời đại ngày nay và đã được nhiều quốc gia trên thế giới, có nền công nghiệp quốc phòng thấp hơn Nga triển khai thành công.

Với việc tiếp nhận các loại đạn dẫn đường, Smerch MLRS sẽ trở thành một hệ thống có độ chính xác cao, giống như Tornado-S MLRS thế hệ sau và HIMARS MLRS do Mỹ chế tạo.

Với việc tiếp nhận các loại đạn dẫn đường, Smerch MLRS sẽ trở thành một hệ thống có độ chính xác cao, giống như Tornado-S MLRS thế hệ sau và HIMARS MLRS do Mỹ chế tạo.

 

Cần nhắc lại, BM-30 Smerch là hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa cỡ nòng 300 mm của Nga, được thiết kế để tiêu diệt đa dạng mục tiêu trên chiến trường mở.

Cần nhắc lại, BM-30 Smerch là hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa cỡ nòng 300 mm của Nga, được thiết kế để tiêu diệt đa dạng mục tiêu trên chiến trường mở.

Đối tượng tiêu diệt theo thiết kế của Smerch bao gồm nhân lực lộ thiên cũng như được bảo vệ trong công sự, thiết bị quân sự bọc thép, các đơn vị pháo binh, tên lửa chiến thuật, sở chỉ huy, trung tâm liên lạc và cơ sở hạ tầng khác của đối phương.

Đối tượng tiêu diệt theo thiết kế của Smerch bao gồm nhân lực lộ thiên cũng như được bảo vệ trong công sự, thiết bị quân sự bọc thép, các đơn vị pháo binh, tên lửa chiến thuật, sở chỉ huy, trung tâm liên lạc và cơ sở hạ tầng khác của đối phương.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ lớn này được đưa vào phục vụ trong thành phần tác chiến của Quân đội Liên Xô từ năm 1987 và được xuất khẩu tới một số quốc gia đồng minh.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ lớn này được đưa vào phục vụ trong thành phần tác chiến của Quân đội Liên Xô từ năm 1987 và được xuất khẩu tới một số quốc gia đồng minh.

 

Biến thể nổi tiếng nhất của BM-30 Smerch lại là sản phẩm do Trung Quốc chế tạo dựa trên thiết kế, tổ hợp MLRS này mang tên định danh PHL-03, nó sử dụng cùng kết cấu ống phóng, đường kính quả đạn nhưng tính năng kỹ chiến thuật cao cấp hơn nhiều.

Biến thể nổi tiếng nhất của BM-30 Smerch lại là sản phẩm do Trung Quốc chế tạo dựa trên thiết kế, tổ hợp MLRS này mang tên định danh PHL-03, nó sử dụng cùng kết cấu ống phóng, đường kính quả đạn nhưng tính năng kỹ chiến thuật cao cấp hơn nhiều.

Đạn tên lửa dẫn đường mà PHL-03 phóng đi đạt tới tầm xa 150 km, độ sai lệch chỉ trong vòng tròn bán kính chưa tới 10 m, tức là nó vượt trội BM-30 Smerch trên tất cả các thông số cơ bản.

Đạn tên lửa dẫn đường mà PHL-03 phóng đi đạt tới tầm xa 150 km, độ sai lệch chỉ trong vòng tròn bán kính chưa tới 10 m, tức là nó vượt trội BM-30 Smerch trên tất cả các thông số cơ bản.

Nga hiện chưa công bố rõ ràng tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa dẫn đường dự định trang bị cho BM-30 Smerch, nhưng kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ là bài học tham khảo đáng giá cho Moskva.

Nga hiện chưa công bố rõ ràng tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa dẫn đường dự định trang bị cho BM-30 Smerch, nhưng kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ là bài học tham khảo đáng giá cho Moskva.

 

Giới quan sát quân sự quốc tế đang chờ đợi cuộc đối đầu giữa BM-30 Smerch nâng cấp của Nga với M142 HIMARS do Mỹ sản xuất, để có được cái nhìn chính xác xem tổ hợp MLRS nào thực sự ưu việt hơn.

Giới quan sát quân sự quốc tế đang chờ đợi cuộc đối đầu giữa BM-30 Smerch nâng cấp của Nga với M142 HIMARS do Mỹ sản xuất, để có được cái nhìn chính xác xem tổ hợp MLRS nào thực sự ưu việt hơn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm