Quốc tế

Pháo tự hành Gepard khó giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường

Một nhà phân tích quân sự người Nga nhận định, tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard của Đức sẽ không thể tạo ra đột phá trên chiến trường Ukraine.

150.000 tên lửa và rocket có thể đã vào vị trí: Nhân vật bí ẩn nhất Hezbollah đang khiến Israel 'nín thở' / Nga - Ukraine hối hả chuẩn bị cho xung đột mùa đông

Sputnik dẫn lời Viktor Litovkin, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu đồng thời là nhà phân tích quân sự người Nga cho biết: "Tổ hợp phòng không do Đức sản xuất không có khả năng chống lại máy bay không người lái cảm tử Lancet."

Hôm 20/10, Chính phủ Đức thông báo việc cung cấp cho Ukraine một đợt viện trợ quân sự mới trong đó bao gồm ba tổ hợp pháo tự hành Gepard. Theo ông Viktor Litovkin, hiện tại lực lượng vũ trang Ukraine đang có tổng cộng 34 khẩu pháo Gepard, nhưng loại vũ khí này "khó có thể thay đổi cuộc chơi" trên chiến trường.

Pháo tự hành Gepard

Pháo tự hành Gepard


Nhà phân tích lý giải rằng, tổ hợp phòng không được trang bị hai nòng 35 mm và có tầm bắn lên tới 4,8 km; điều này đồng nghĩa với việc, khả năng nhắm bắn của Gepard vào các mục tiêu như máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu khá thấp. Hệ thống phòng không này chắc chắn sẽ không tạo ra bước đột phá trong việc thay đổi tiến trình hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

"Tôi không biết quân đội Ukraine sẽ đạt được những thành tựu gì với sự giúp đỡ của Gepard. Tuy nhiên, trong một cuộc tấn công, cần có một hệ thống gồm nhiều tổ hợp phòng không và trạm radar khác nhau hoạt động ở phạm vi lên tới 150 km", Đại tá Viktor Litovkin lưu ý.

Bình luận về điểm yếu của tổ hợp Gepard trước các phương tiện bay không người lái (UAV), nhà phân tích cho biết các máy bay không người lái của Nga, chẳng hạn như Lancet có khả năng đạt hiệu quả cao trước hệ thống phòng không do Đức sản xuất.

 

Tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard do công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW) phát triển trong thập niên 1960 và đưa vào biên chế quân đội từ năm 1973.

Vai trò của Gepard là bảo vệ các đơn vị chiến đấu, quân đội và các cơ sở quan trọng trước các cuộc tấn công trên không. Ngoài ra, Gepard có thể thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt máy bay và máy bay không người lái.

Được chế tạo dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1, Gepard sử dụng động cơ diesel công suất 830 mã lực, cho phép xe di chuyển với vận tốc 65 km/h, phạm vi hành trình tối đa là 550 km.

Hỏa lực được trang bị cho tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard là 2 pháo tự động Oerlikon GDF 35 mm có tốc độ bắn 550 phát/ phút, mỗi khẩu có 320 viên đạn phòng không và 20 viên đạn chống tăng, cùng hai cụm 4 ống phóng lựu đạn khói 76 mm.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm