Quốc tế

Pháp biến xe tăng Leclerc thành vũ khí tương tự Tunguska

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Tunguska của Nga là hình mẫu được Pháp áp dụng để hoán cải xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc của mình.

Sư đoàn xe tăng Nga tại Urals sẽ nhận được các phương tiện chiến đấu mới / Bộ trưởng Anh: Loại bỏ xe tăng là sai lầm lớn

9K22 Tunguska là hệ thống tên lửa - pháo phòng không được thiết kế nhằm tiêu diệt máy bay bay thấp, trực thăng và tên lửa hành trình để bảo vệ đội hình bộ binh và xe tăng cũng như các hệ thống phòng không tầm cao cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

Hệ thống Tunguska sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh xích GM-352M có trọng lượng chiến đấu 34 tấn; chiều dài 7,93 m; chiều rộng 3,24 m; chiều cao 4,01 m (khi triển khai radar). Khung xe cơ sở được trang bị động cơ diesel V-46-4 công suất 730 mã lực cho tốc độ di chuyển tối đa 65 km/h; tầm hoạt động 500 km.

Vũ khí của Tunguska gồm 2 pháo bắn nhanh 2A38 cỡ 30 mm có tốc độ bắn 1.950 - 2.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 0,2 - 4 km; sơ tốc đạn 960 m/s. Tên lửa của Tunguska là 9M311 Sosna-R có trọng lượng 57 km, mang theo đầu đạn nặng 9 kg, cơ chế dẫn đường laser thụ động; tầm bắn tối đa 8 km; trần bay 3,5 km; vận tốc 1.100 m/s.

Phap bien xe tang Leclerc thanh vu khi tuong tu Tunguska
Hệ thống phòng không lục quân 9K22 Tunguska của Nga.

Là một hệ thống phòng không lục quân nổi tiếng của Liên Xô/Nga, nhưng ít người biết rằng vũ khí này còn "tạo cảm hứng" cho Quân đội Pháp, khi họ đã hoán cải chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc của mình thành phương tiện tương tự.

Xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-56 Leclerc được coi là một trong những MBT tiên tiến nhất của phương Tây, sánh ngang dòng Leopard 2 nổi tiếng của Đức, nó đã phục vụ gần 3 thập kỷ.

Tuy nhiên do sự hiện diện của một số lượng lớn thiết bị điện tử phức tạp và tinh vi khiến cho trong một thời gian dài (nhiều chuyên gia cho rằng cho đến tận ngày nay), xe tăng Leclerc vẫn không thể đạt mức độ tin cậy chấp nhận được.

Có lẽ nhược điểm trên và chi phí cao đã không cho phép AMX-56 trở nên thực sự phổ biến. Chúng chỉ xuất hiện trong biên chế Quân đội Pháp và lực lượng vũ trang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Cuối năm ngoái, UAE bắt đầu chuyển giao miễn phí một số xe tăng Leclerc của mình cho Quân đội Jordan.

Khung gầm xe tăng Leclerc từng là cơ sở cho một phương tiện cứu kéo bọc thép. Nhưng đáng chú ý hơn, vào đầu những năm 1990, một nỗ lực của Pháp đã được thực hiện để tạo ra một hệ thống phòng không di động mang tên Leclerc Flakpanzer.

 

Phap bien xe tang Leclerc thanh vu khi tuong tu Tunguska
Tổ hợp phòng không tự hành tầm thấp Leclerc Flakpanzer do Pháp chế tạo.

Thiết kế của Leclerc Flakpanzer sử dụng tháp pháo từ pháo phòng không tự hành Gepard của Đức, với 2 khẩu pháo tự động Oerlikon KDA cỡ 35 mm có tầm bắn tối đa 4.000 mét, bắn được đạn lắp ngòi điện tử định tầm nổ.

Tương tự Tunguska, Leclerc Flakpanzer nhận được vũ khí tên lửa và pháo kết hợp, cụ thể là hệ thống này được trang bị hai bệ phóng đôi của tên lửa phòng không vác vai Mistral, có khả năng bắn trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 6.000 mét.

Giống như khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực cơ bản, Leclerc Flakpanzer sở hữu khả năng cơ động tốt và có thể di chuyển dọc đường cao tốc với tốc độ trên 70 km/h.

Theo một số báo cáo, Leclerc Flakpanzer đã vượt qua các cuộc thử nghiệm, nhưng do bị cắt giảm kinh phí nên nó không bao giờ được đưa vào biên chế, về nguyên tắc, đây là xu hướng điển hình của thời kỳ Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm