Quốc tế

Pháp phát triển bom-tên lửa HAMMER cho máy bay chiến đấu

Không quân và Hải quân Pháp sẽ sớm sở hữu bom-tên lửa HAMMER thông minh với tính năng và hiệu quả chiến đấu cao.

Afghanistan: Phó Thống đốc Kabul bị ám sát trong vụ đánh bom xe / Sĩ quan Nga thiệt mạng khi rà phá bom mìn ở Nagorno-Karabakh

Bom-tên lửa thông minh HAMMER

Vũ khí mô-đun không đối đất (tiếng Pháp là Armement Air-Sol Modular - AASM) "Hammer" là một loại vũ khí có điều khiển được Tập đoàn Safran Electronics & Defense phát triển cho Không quân và Hải quân Pháp. Về thực chất, AASM là quả bom thường được gắn một bộ dẫn hướng phía trước và một bộ tăng tầm phía sau (gồm một động cơ tên lửa dùng nhiên liệu rắn và bốn cánh nhỏ để điều khiển bay). Do bộ tăng tầm sử dụng một động cơ rocket, AASM là một quả bom-tên lửa.

Cấu tạo của bom-tên lửa AASM HAMMER; Nguồn: thaimilitaryandasianregion
Cấu tạo của bom-tên lửa AASM HAMMER; Nguồn: thaimilitaryandasianregion

Chương trình AASM bắt đầu vào năm 1997, khi Cơ quan mua sắm quốc phòng của Pháp (DGA), phát động một cuộc thi quốc tế về thiết kế loại vũ khí này. AASM đã được công bố lần đầu tại Triển lãm Hàng không Paris tháng 6/2007.

Tổng chi phí của chương trình AASM bao gồm cả chi phí phát triển và chuyển giao 2.348 bộ dụng cụ là 846 triệu euro. Chi phí cho mỗi đơn vị vũ khí khoảng 300.000 USD.

Năm 2000, Sagem đã ký một hợp đồng cho một lô AASM ban đầu dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu và theo nguyên lý quán tính GPS/INS, sản phẩm dự kiến ​​sẽ được giao vào năm 2004 và đi vào hoạt động vào năm 2005. Tuy nhiên, từ năm 2007, AASM mới được đưa vào trang bị cho Rafale và Mirage 2000 của Lực lượng Không quân và Không quân Hải quân Pháp. Phiên bản dẫn đường GPS/INS+IIR (hồng ngoại) đã hoàn thành các bài kiểm tra chất lượng vào ngày 9/7/2008 sau ba lần thử nghiệm.

Tháng 12/2009, Sagem đã nhận được một đơn đặt hàng dài hạn từ DGA sản xuất 3.400 hệ thống vũ khí AASM, trong đó có hơn 1.500 HAMMER loại 250kg cho Không quân Pháp, bao gồm việc phát triển và tích hợp mô-đun GPS thế hệ mới nhất cho bom-tên lửa. Ngoài ra, Sagem cũng cung cấp và hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật sản xuất cho phiên bản lái dẫn đoạn cuối bằng laser. Mẫu dẫn hướng bằng hồng ngoại IR 250kg đã được thử nghiệm từ máy bay Rafale vào tháng 12/2010, lệch mục tiêu 1m.

Loại vũ khí tầm trung thế hệ mới AASM này có dạng mô-đun, có thể tích hợp nhiều hệ thống dẫn đường khác nhau và các loại bom khác nhau (loại 125, 250, 500 hoặc 1.000kg). Phiên bản cơ bản là bom 250kg với hệ thống dẫn đường quán tính (INS) kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Bom-tên lửa AASM 250kg có trong lượng 340kg, dài 3,1m, dùng đầu đạn nặng 250kg, thân bom (Mk82, BLU 111 hay CBEMS/BANG), có động cơ dùng nhiên liệu rắn, tầm phóng 15-60km tùy thuộc độ cao phóng.

 

Các biến thể khác được bổ sung tính năng dẫn đường bằng hồng ngoại hoặc laser để tăng độ chính xác, và có thể được lập trình lại trong quá trình bay. Tháng 10/2010, các phiên bản này đã được ký hiệu bằng chữ và số với phiên bản INS/GPS thành SBU-38 (SBU - Smart Bomb Unit - đơn vị bom thông minh), phiên bản INS/GPS/IIR thành SBU-54 và phiên bản INS/GPS/SALH thành SBU-64; toàn bộ hệ thống đã được đổi tên thành vũ khí mô-đun cơ động cao tăng tầm (Highly Agile Modular Munition Extended Range - HAMMER) để hấp dẫn khách hàng xuất khẩu.

Các bom-tên lửa HAMMER sẽ được tích hợp cho các máy bay chiến đấu của Pháp; Nguồn: goodfon.com.
Các bom-tên lửa HAMMER sẽ được tích hợp cho các máy bay chiến đấu của Pháp; Nguồn: goodfon.com.

HAMMER hiện có trong trang bị của Không quân Pháp, Ai Cập, Ma Rốc, Qatar và Ấn Độ, đã tham chiến ở Afghanistan, Libya, Bắc Mali. Tháng 7/2020, có thông tin Không quân Ấn Độ sẽ đặt hàng khẩn cấp HAMMER; Hy Lạp cũng được cho là sẽ mua vũ khí HAMMER này khi ký hợp đồng mua Rafale.

HAMMER khủng sẽ được tích hợp cho máy bay chiến đấu Pháp

Máy bay chiến đấu Rafale, được Pháp quảng bá thành công trên thị trường vũ khí thế giới, đang chờ đợi một hệ thống mới có thể tăng sức mạnh tấn công và từ đó tăng khả năng cạnh tranh. Tuần trước, Safran - công ty đang phát triển vũ khí mới, thông báo đã hai lần thử nghiệm thành công thả rơi từ máy bay Rafale hệ thống mô-đun AASM Hammer 1.000kg được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất. Phiên bản 1.000kg của HAMMER sẽ là vũ khí nặng nhất được triển khai trên Rafale, ngoại trừ tên lửa hành trình Scalp, nặng khoảng 1.200kg.

Giai đoạn thử nghiệm sử dụng chiến đấu tiếp theo dự kiến ​​vào năm 2021, sau đó, sản phẩm mới này sẽ qua vòng kiểm định cấp nhà nước trước khi được đưa vào trang bị. Khi mọi thủ tục hoàn tất (khoảng năm 2022), một máy bay tiêm kích tiêu chuẩn mới với tên gọi Rafale F4 sẽ được đưa vào hoạt động cùng phiên bản "nặng" của dòng AASM Hammer, được thiết kế thống nhất để có thể sử dụng từ máy bay Rafale và Mirage-2000 của Pháp.

 

Trong các thông cáo báo chí về AASM, Safran đã mô tả loại bom-tên lửa HAMMER 1.000kg như một vũ khí đánh boongke vì có khả khả năng xuyên thủng lớp bê tông cốt thép vài mét. Trong khi tên lửa hành trình Scalp cũng có thể xuyên thủng các mục tiêu được gia cố, HAMMER 1.000kg sẽ đạt được mục đích tương tự với chi phí thấp hơn. Đồng thời, các mô-đun AASM có thể được trang bị các thiết bị sử dụng các nguyên lý dẫn đường khác nhau - laser và hồng ngoại, quán tính hoặc vệ tinh.

Hình ảnh thử nghiệm phóng HAMMER 1.000kg từ máy bay Rafale. Nguồn: Dassault Aviation
Hình ảnh thử nghiệm phóng HAMMER 1.000kg từ máy bay Rafale. Nguồn: Dassault Aviation

Loại vũ khí mới này sẽ cung cấp cho Rafale khả năng tấn công nâng cao với cấu hình có tải trọng lên tới 3 HAMMER 1.000 kg cho mỗi máy bay. Tầm tác chiến của bom-tên lửa HAMMER cũng được mở rộng nhờ hệ thống đẩy tích hợp. Giống như bom SPICE thông minh do Israel cung cấp mà Không quân Ấn Độ sử dụng trong cuộc tấn công Balakot năm ngoái, HAMMER thực sự là một trợ thủ cho bom 'trọng lực' hiện có.

Nhưng không giống như SPICE, HAMMER độc đáo ở chỗ nó mang các tính năng của cả tên lửa và bom lượn nhờ bổ sung thêm một bộ động cơ đẩy và lựa chọn bộ dẫn hướng cho bom tiêu chuẩn. Thực tế là không giống như các loại bom bình thường không gắn động cơ, bộ tăng tầm cho phép AASM có thể được ném ở độ cao không lớn hoặc sử dụng ở địa hình đồi núi. Theo nhà sản xuất Safran, AASM có thể phóng ở cự ly từ 20-70km, ngoài tầm phòng không của đối phương. Bom-tên lửa lai này không cần bảo dưỡng và có chi phí vòng đời thấp, có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.

HAMMER sử dụng con quay cộng hưởng bán cầu của Sagem, kết hợp dẫn hướng INS/GPS, ảnh hồng ngoại và các thuật toán liên quan cho các nhiệm vụ tấn công thông thường; dẫn đường đoạn cuối bằng laser có thể được ứng dụng để tấn công các mục tiêu đang di chuyển, trong khi dẫn đường giai đoạn bằng cuối bằng hồng ngoại giảm thiểu sai số tọa độ mục tiêu. Bom-tên lửa HAMMER đã chứng tỏ khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm, khả năng tấn công thẳng đứng và có thể hỗ trợ các cuộc tấn công sâu, yểm trợ trên không, ngăn chặn đường không, hoặc chống hạm.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm