Quốc tế

Phi công Mỹ: F-18D Hornet thắng Su-30MKM do gặp may mắn

Không quân Mỹ và Malaysia vừa tổ chức một trận không chiến giả định giữa tiêm kích F-18D Hornet với Su-30MKM với những kịch bản tương tự thực chiến.

Tại sao súng ngắn Glock lại được chọn làm vũ khí quy chuẩn của đặc nhiệm Mỹ? / Mỹ theo dõi chặt chẽ vệ tinh quân sự bí mật của Nga

Theo thông báo của Không quân Mỹ công bố, cuộc không chiến được thực hiện với nhiều cự ly khác nhau, nhưng tập trung nhiều nhất vào không chiến ở cự ly gần kiểu không chiens quần vòng.

Dù không tiết lộ chi tiết về cuộc diễn tập đặc biệt này nhưng kết quả cuối cùng phần thắng thuộc về chiếc F-18D Hornet.

Phi cong My: F-18D Hornet thang Su-30MKM do gap may man
Hình ảnh trong cuộc diễn tập giữa F-18D Hornet và Su-30MKM.

"Đây là thắng lợi có phần may mắn của chúng tôi bởi trong những lần diễn tập tương tự trước đó, phần lớn chiến thắng đều thuộc về Su-30MKM.", phi công Mỹ thừa nhận.

Viên phi công này cho biết thêm rằng, không chỉ F-18D mà hầu hết trong các lần không chiến giả định, F-22 và F-35 cũng từng nếm trải thất bại khi phải đối đầu với dòng tiêm kích do Nga sản xuất này.

"Chúng tôi bay cùng với Sukhoi một chọi một, trong điều kiện nhìn thấy nhau, thực hiện một số lượng lớn các nhiệm vụ. Đúng như mong đợi, những chiếc máy bay của họ thể hiện một cách tuyệt vời, vượt trội hơn hẳn so với máy bay của chúng tôi.

Trong chuyến bay, họ đã chứng minh tính cơ động nhanh trong thời gian thực thi các nhiệm vụ chiến đấu diễn tập cơ bản. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với điều kiện không hiển thị, các máy bay đã trình diễn khả năng làm chủ tình hình trên không.

Đây chính là lý do chúng tôi cảm thấy may mắn khi đã dành chiến thăng trước chiếc tiêm kích siêu cơ động này", Chuẩn tướng Molloy - Phi đoàn trưởng Phi đoàn 18, Không quân Mỹ nói.

 

Để có được khả năng không chiến tuyệt vời như pih công Mỹ công bố, chiến đấu cơ do Sukhoi sản xuất sở hữu những khả năng vượt trội với máy bay F-18D Hornet của Mỹ.

Theo phân tích của Tạp chí công nghệ quốc phòng Defense One (Mỹ), Su-30MKM được coi là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội so với máy bay Mỹ.

Điều làm nên sự cơ động vượt trội so với F-18D Hornet đó là Su-30MKM thiết kế với cặp cánh mũi cho phép tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần.

Bên cạnh đó, Su-30MKM còn trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-31FP có khả năng phụt chỉnh hướng. Nghĩa là vòi phun của động cơ có khả năng di chuyển lên xuống trong mặt phẳng ±15 độ, điều hoàn toàn không có trên tiêm kích F-18D Hornet.

Điểm mạnh tiếp theo là Su-30MKM trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử bị động NIIP N011M BARS có tầm trinh sát xa đến 400km, theo dõi ở cự ly 200km ở bán cầu trước hoặc 60km ở bán cầu sau trong chiến đấu không đối không (bám bắt cùng lúc 15 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt 4 mục tiêu).

 

Trong chế độ không đối đất/đối hải, nó có thể phát hiện nhóm xe tăng ở cự ly 40-50km hoặc tàu khu trục ở cự ly 80-120km.

Tính năng của N011M BARS vượt trội hoàn toàn radar F-18D Hornet khi chỉ có thể phát hiện và theo dõi máy bay, các mục tiêu ở khoảng cách trên 160 km. Ngoài radar, hệ thống điện tử hàng không của Su-30MKM có nhiều khác biệt lớn so với máy bay Mỹ.

Theo đó, Su-30MKM không hoàn toàn dùng hàng Nga mà pha trộn cả hàng Pháp, Nam Phi gồm: hệ thống định vị hồng ngoại nhìn phía trước NAVFLIR và thiết bị chỉ thị mục tiêu laser của Pháp; cảm biến cảnh báo tên lửa và cảm biến cảnh báo laser của Nam Phi cung cấp.

Về hệ thống hỏa lực, Su-30MKM có tải trọng lên tới 8 tấn, trong khi F-18D Hornet khiêm tốn hơn.

Đặc biệt, Su-30MKM có khả năng mang được thêm hàng khủng trong tác chiến không đối không, tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Trong khi đó, F-18D Hornet khá lép vế trước Su-30MKM, Defense One khẳng định.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm