Quốc tế

Phi công Mỹ từng cố tình phá hỏng máy bay sau vụ va chạm tại Trung Quốc

Hơn 18 năm trước, đội phi công Mỹ từng buộc phải phá hỏng máy bay do thám của Washington khi thiết bị này hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Những biến động trên “bàn cờ” châu Á năm 2019 / Mỹ - Trung Quốc có thể ký thỏa thuận thương mại cuối tuần này

Phi công Mỹ từng cố tình phá hỏng máy bay sau vụ va chạm tại Trung Quốc - 1 Một máy bay EP-3 của hải quân Mỹ (Ảnh minh họa: Military.com)

Ngày 1/4/2001, máy bay thu thập tin tức tình báo của hải quân Mỹ EP-3E va chạm trên không với máy bay chiến đấu Trung Quốc J-8II gần căn cứ của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Một phi công Trung Quốc đã thiệt mạng, trong khi phi đội bay của Mỹ bị bắt giữ và thẩm vấn.

Vào thời điểm đó, khi EP-3 đang làm nhiệm vụ thu thập thông tin gần đảo Hải Nam, máy bay của Trung Quốc đã được điều động để làm nhiệm vụ ngăn chặn. Một trong những chiếc J-8 đã bay gần chiếc EP-3 và vô tình va chạm với máy bay Mỹ.

Vụ va chạm khiến máy bay của hải quân Mỹ bị hỏng và xé chiến đấu cơ của Trung Quốc ra làm đôi.

Trong giây phút EP-3 bị hỏng và buộc hạ cánh khẩn cấp, phi hành đoàn Mỹ đã buộc phải phá hủy nhiều nhất có thể các thiết bị nhạy cảm trên máy bay.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các phi công Mỹ chưa được huấn luyện theo kịch bản hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ đối thủ. Quy trình khi đó của hải quân Mỹ là đưa máy bay tiếp biển và chờ giải cứu. Vì vậy, phi hành đoàn EP-3 buộc phải đổ café lên các thiết bị điện tử và ném vội toàn bộ các tài liệu quan trọng khác ra bên ngoài.

 

Chỉ một lúc sau đó, phi hành đoàn đã hạ cánh xuống sân bay quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam mà chưa được sự cho phép. Phía Trung Quốc đã bắt giữ các phi công Mỹ và thẩm vấn họ trong 10 ngày, trước khi Washington thương lượng thành công để thả người.

Trung Quốc khi đó yêu cầu Mỹ xin lỗi về việc máy bay hạ cánh trái phép lên đảo Hải Nam và vụ phi công Trung Quốc bị chết khi ngăn chặn máy bay Mỹ. Phía Washington đã lên tiếng xin lỗi công khai. Tuy nhiên, Trung Quốc không cho phép phía Mỹ tới sửa và đưa chiếc EP-3 đi. Điều này buộc Washington phải thuê một công ty Nga làm việc này.

Khi người Nga tới lấy máy bay, họ phát hiện ra vũ khí của quân đội Mỹ đã bị tháo tung. Vài tháng sau, hải quân Mỹ nhận được máy bay dưới dạng các mảnh riêng rẽ và bộ phận tách rời.

Giới quan sát quân sự cho rằng Trung Quốc dường như đã mổ xẻ và thu thập được thông tin về vũ khí thu thập tin tình báo nhạy cảm hàng đầu của Mỹ thời bấy giờ.

Một vụ điều tra do Mỹ tiến hành sau đó kết luận phi hành đoàn EP-3 không có lỗi. Trên thực tế, phi công điều khiển máy bay còn nhận được một giải thưởng vì đã cứu sống phi hành đoàn và máy bay.

 

Theo tài liệu do cựu nhân viên CIA Edward Snowden cung cấp sau đó, chính hải quân Mỹ cũng không nắm rõ về lượng thông tin nhạy cảm trên máy bay và không chuẩn bị đầy đủ cho phi hành đoàn cho tình huống ngoài mong muốn như trên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm