Ưu, nhược điểm của hệ thống nạp đạn tự động trên xe tăng T-90 Việt Nam
Hệ thống nạp đạn tự động trên các xe tăng T-90 của Việt Nam là cực kỳ hiện đại, tuy nhiên hệ thống này cũng có một số nhược điểm nếu so sánh với nạp đạn bằng tay thông thường.
Xe tăng Trung Quốc gặp nguy khi Ấn Độ "chốt" hợp đồng tên lửa Spike LR với Israel / Lý do Việt Nam từng sở hữu chiếc "xe tăng kỳ lạ" AMX-13-75 của Pháp
Xe tăng T-90 của Việt Nam có cơ số đạn dự trữ tổng cộng là 43 viên, trong đó hệ thống nạp đạn tự động của xe bao gồm 22 viên sẵn sàng chiến đấu.
Với hệ thống nạp đạn tự động trên xe tăng T-90, kíp lái của xe giảm xuống chỉ còn số lượng ba người bao gồm lái xe, trưởng xe và xạ thủ.
Đây là ưu điểm tuyệt đối của xe tăng chủ lực T-90 do nó không cần có nạp đạn viên, công việc nặng nề này giờ đây đã được máy móc đảm nhận.
Cũng chính vì nạp đạn bằng máy, tốc độ bắn của xe tăng T-90 trong suốt quá trình chiến đấu sẽ là như nhau, không bị thay đổi do thể trạng hoặc do tâm lý của nạp đạn viên như trên các xe tăng của NATO hiện nay.
Tuy nhiên, việc sử dụng cơ cấu nạp đạn tự động cũng không phải là không có nhược điểm. So với cơ cấu nạp đạn bằng tay, nạp đạn tự động dù nhanh hơn, ổn định hơn nhưng lại có cơ cấu cơ khí phức tạp, sẽ sinh ra hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Khi cơ cấu nạp đạn tự động bị hỏng hóc, xạ thủ sẽ chỉ buộc phải nạp đạn bằng tay và khi này, tốc độ nạp đạn bằng tay sẽ chậm hơn nhiều so với các loại xe tăng vốn dĩ không sử dụng nạp đạn tự động vì viên đạn pháo của T-90 được cấu tạo khá đặc biệt với đầu đạn và liều phóng riêng biệt.
Ngoài ra, hệ thống nạp đạn tự động cũng sẽ tốn thời gian hơn khi chuyển đổi loại đạn khi chiến đấu. Nếu nạp đạn bằng tay, trưởng xa chỉ cần yêu cầu nạp đạn viên chọn loại đạn khác ở phát bắn tiếp theo và nạp đạn viên sẽ tuân lệnh một cách dễ dàng.
Tuy nhiên với cơ chế nạp đạn tự động, trưởng xe và xạ thủ sẽ phải chờ cho vòng đạn dự phòng quay đúng đến vị trí có loại đạn mà mình cần để có thể nạp vào nòng. Trong tình huống tác chiến bất ngờ, việc chờ đợi này có thể sẽ khiến kíp chiến đấu mất lợi thế.
Cận cảnh cơ chế nạp đạn tự động của T-90 và T-72 (giống nhau) ở bên trái. Vòng đạn dự trữ được đặt bên dưới tháp pháo, các loại đạn sẽ được đặt so le nhau và sẽ cần thời gian để vòng đạn xoay đến đúng loại đạn chỉ định. Nguồn ảnh: Gify.
Ngoài ra, nạp đạn tự động cũng sẽ rất tốn thời gian để nạp từng viên đạn và liều phóng vào vòng đạn dự phòng. Khi bắn hết 22 viên nạp đạn tự động, xe sẽ cần rút lui để nạp lại đạn. Nguồn ảnh: Gify.
Hệ thống nạp đạn tự động được đặt ở giữa thân xe, an toàn hơn so với kho đạn của các loại xe tăng sử dụng cơ chế nạp đạn bằng tay - vốn được đặt dưới sàn xe hoặc cạnh thân xe. Nguồn ảnh: Rumil.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo