Phiến quân đánh rát, lính Syria bỏ cả chiến tăng T-72 để tháo chạy
Một lần nữa năng lực tác chiến của quân đội Syria lại được đem ra bàn tán khi mới đây họ đã tháo chạy bỏ lại hàng loại vũ khí chủ lực trong đó có cả xe tăng T-72.
Tên lửa Nga "thổi bay" tháp pháo xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ / Xe tăng T-90 liên tiếp bị bắt sống ở Syria: Nắm đấm chủ lực của Quân đội Nga "hở sườn"?
Một loạt vũ khí hiện đại của quân chính phủ Syria đã rơi vào tay phe đối lập khi lực lượng quân chính phủ rút lui khẩn cấp khỏi thành phố Nayrab ở phía bắc tỉnh Idlib.
Loạt vũ khí bị bỏ lại bao gồm xe tăng T-54/55, T-62 và cả xe tăng T-72.
Ngay cả pháo phòng không ZSU-23-4 cũng bị vứt lại khi vội vã tháo chạy trước đòn tấn công từ phiến quân đối lập.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 cũng cùng chung số phận bị bỏ lại dù chúng vẫn còn nguyên tính năng chiến đấu.
Một lượng lớn tên lửa chống tăng cũng đã bị bỏ lại để vội vã tháo chạy.
Việc bỏ lại quá nhiều vũ khí chủ lực trong đó có xe tăng T-72 một lần nữa cho thấy năng lực tác chiến của quân đội Syria đáng báo động.
Đây không phải lần đầu tiên họ bỏ lại xe tăng T-72 khi chiến đấu với phiến quân đối lập.
Trong bối cảnh nguồn cung cấp vũ khí từ Nga ngày càng khan hiếp do căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ, việc để mất nhiều vũ khí chủ lực sẽ khiến quân đội Syria gánh hậu quả nặng nề về sau.
Theo thông tin từ trang Chiến lược của Mỹ, trong quá khứ Syria đã đặt mua tổng cộng hơn 700 chiếc tăng T-72.
Lô đầu tiên gồm 150 chiếc T-72 Ural được Syria đặt mua của Liên Xô và nhận hàng vào cuối những năm 1970.
Đến năm 1982, lô hàng thứ hai gồm 300 chiếc T-72 cũng đã được Liên Xô chuyển giao cho Syria.
Đến lô thứ ba gồm 252 chiếc T-72M1, Syria quay ra đặt mua của Tiệp Khắc. Tuy nhiên, khi hợp đồng mới được thực hiện một phần thì năm 1992, Tiệp Khắc tan rã tách ra thành Czech và Slovakia.
Khi đó, tổng cộng 194 chiếc T-72 đã được chuyển giao cho Syria. Một năm sau đó, Slovakia tiếp tục hoàn tất chuyển giao 58 chiếc T-72M1 còn lại theo hợp đồng cho Syria.
T-72 Ural là mẫu xe tăng xuất khẩu của Liên Xô vào cuối những năm 1970. Ngoài Syria, Liên Xô còn bán mẫu này cho một số nước trong khu vực như Iraq, Algeria và Libya.
Một trong những lý do khiến Syria ồ ạt mua T-72 là do những thất bại của quân đội nước này trước Israel trong các cuộc chiến năm 1967 và 1973.
Nhưng sau đó, Syria lại niêm cất phần lớn số T-72 mua về và chỉ sử dụng một số nhỏ loại tăng này trong các cuộc chiến với Israel trong những năm 1980.
Lô xe tăng thứ hai mà Syria mua của Liên Xô vào năm 1982 gồm 300 chiếc T-72A. Đây là trường hợp ngoại lệ khi Liên Xô xuất khẩu T-72A cho Syria.
Ngay cả các nước trong Khối hiệp ước Warsaw khi đó cũng chỉ được mua những chiếc T-72M1, một phiên bản “hạ cấp” của T-72A.
Sau khi Liên Xô tan rã, năm 1996, nước duy nhất không thuộc Liên Xô là Hungary mới mua được T-72A từ Belarus.
Những chiếc T-72A mà Syria mua của Liên Xô được sản xuất chỉ một năm trước khi giao hàng và được chuyển thẳng từ các kho của quân đội Liên Xô.
Tại Syria, những chiếc tăng này được biết đến là loại T-82, trong đó 82 thể hiện năm nhận hàng. Cho tới nay, Syria vẫn sử dụng cách gọi này.
Chính vì vậy, T-72A hay T-72AV không bao giờ được dùng để phân loại tăng ở Syria.
Lô hàng 300 chiếc T-72A được Syria trang bị cho 2 lực lượng là Vệ binh Cộng hòa và Sư đoàn thiết giáp số 4.
T-72A của Vệ binh Cộng hòa có màu ngụy trang kiểu sa mạc, trong khi T-72A của Sư đoàn thiết giáp số 4 có màu xanh lá cây.
Một trong những “ưu tiên” đặc biệt nữa mà Liên Xô dành cho Syria là loại đạn chống tăng 3BM-44 sử dụng cho pháo 125 mm trên T-72.
Người ta tin rằng loại đạn này chưa từng được Liên Xô xuất khẩu. Ngoài ra, Syria cũng nhận được loại đạn chống tăng cũ hơn là 3BM-23. T-72A còn có một lớp chống bức xạ trên tháp pháo mà T-72M1 không có.
Sau đó, toàn bộ số T-72 của Syria đã được nâng cấp, tăng khả năng chống đạn diệt tăng bằng cách lắp đặt thêm các khối giáp nổ tích cực Kontakt-1.
Việc lắp đặt Kontakt-1 về thực chất không làm thay đổi kết cấu nhưng khiến hình dáng của T-72 bị “biến dạng”, đặc biệt phần tháp pháo.
Lô thứ ba gồm 252 chiếc tăng T-72M1 tuy mới hơn nhưng lại bị đánh giá thua kém T-72A.
Giống như trường hợp của T-72, người Syria cũng đặt tên cho những chiếc T-72M1 là T-92 vì phần lớn trong số này được giao hàng vào năm 1992.
Trong khi đó, những chiếc T-72 Ural hiện vẫn được biết đến với tên gọi T-79 tại Syria.
Syria đã không thể thực hiện kế hoạch nâng cấp T-72M1 lên chuẩn T-72M1M.
Hiện nay, hầu hết T-72M1 đã được quân đội Syria đưa vào chiến đấu nhằm thay thế cho những chiếc T-72 bị mất kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra năm 2011.
Ngoài ra Nga được cho là đã chuyển cho Syria một số lượng nhỏ xe tăng T-72B3.
Với tính năng kỹ chiến thuật khá tương đương T-90, T-72B3 là một lựa chọn được cho là khá hợp lý cho quân đội Syria nhằm đối phó với phiến quân. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, việc đem chiến tăng T-72B3 đến Syria là bước đi đầy toan tính của Nga nhằm quảng bá để xuất khẩu loại xe tăng này, điều mà họ đã thành công với T-90.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo