Quốc tế

Phương Tây hứa viện trợ quân sự cho Ukraine nhiệt tình, nhưng "nói không đi đôi với làm"

Quân đội Ukraine được cho là đã sắp hết vũ khí để chống lại lực lượng Nga trong khi một số nước như Đức và Pháp đã không gửi viện trợ quân sự như đã hứa.

NÓNG: Ukraine phản công ác liệt, Quân đội Nga mất "quyền kiểm soát hoàn toàn" đối với Kherson? / Nga đặt vũ khí uy lực nhất của Ukraine lên đầu danh sách "phải diệt" - Bao nhiêu và ở đâu?

Phương Tây hứa viện trợ quân sự cho Ukraine nhiệt tình, nhưng nói không đi đôi với làm - Ảnh 1.

Các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine tại Kiev. Ảnh: Getty

Trong động thái mới nhất khi chiến sự vẫn leo thang, Ukraine cho biết họ sắp hết vũ khí cần thiết để tiêu diệt máy bay và xe tăng Nga, đồng thời kêu gọi Đức và Pháp thực hiện cam kết và gửi thêm vũ khí.

Nói được, làm chưa được

Các lực lượng phòng thủ của Ukraine đang gây bất ngờ khi đã vượt xa kỳ vọng của phương Tây là đã chặn được bước tiến của quân đội Nga và ngăn Nga chiếm các thành phố quan trọng.

Các quốc gia phương Tây cũng đã ủng hộ Ukraine trong suốt 1 tháng qua, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nhưng theo tờ The Times của Anh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói với Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng, đất nước của ông chỉ còn đủ vũ khí để sử dụng trong 1 tuần khi bị Nga tấn công liên tục trên nhiều mặt trận.

 

Nhưng vấn đề là trong bối cảnh Ukraine sắp hết vũ khí, một số nước đã không gửi viện trợ như đã hứa.

Phương Tây hứa viện trợ quân sự cho Ukraine nhiệt tình, nhưng nói không đi đôi với làm - Ảnh 2.

Các hàng rào chống tăng nằm dọc một con phố ở Odessa (Ukraine). Ảnh: Getty

Paul Grod - Chủ tịch Đại hội Thế giới Ukraine - nói với The Times rằng, một số quốc gia - bao gồm cả Đức và Pháp - đã không giao vũ khí như đã hứa và rất chậm trễ.

Tại London, ông Grod cho biết, Nga đã "tấn công rất mạnh vào các cung đường tiếp tế".Ukraine cần vũ khí ngay bây giờ và đang kêu gọi các đồng minh của mình giao hàng ngay lập tức.

Ông Grod cho biết thêm, Nhà Trắng cũng "miễn cưỡng đưa ra các động thái thay đổi cuộc chơi" do "lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân".

 

Đáp lại, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố: "Tôi có thể nói rõ rằng, các chuyến bàn giao tên lửa Strela tiếp theo vẫn đang diễn ra".

"Chúng tôi là một trong những nhà nước hỗ trợ vũ khí lớn nhất cho Ukraine trong tình hình hiện nay. Chúng tôi không tự hào vì điều này nhưng đó là điều chúng tôi cần phải làm để giúp Ukraine", bàBaerbock nói thêm.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cũng thừa nhận, quân đội nước này chỉ còn lại một nửa số lượng tên lửa phòng không và chống tăng. Một số quốc gia đã gửi thêm vũ khí trong những ngày trước đó nhưng chỉ "cải thiện được một phần tình hình".

Quân đội Ukraine cũng được cho là đã sử dụng "chiến lợi phẩm" thu được của Nga, chẳng hạn như xe quân sự và các thiết bị khác, nhằm tăng cường lực lượng và sử dụng để chống lại Nga.

Chờ đợi và hy vọng

 

Các quan chức phương Tây nói rằng, Ukraine "rõ ràng đang sử dụng rất nhiều vũ khí bom đạn", và nhiều hơn dự đoán.

Hôm 24/3, chính phủ Anh ra thông cáo cho biết, Thủ tướng Boris Johnson dự kiến thông báo gói viện trợ mới dành cho Ukraine tại cuộc họp với lãnh đạo các nước NATO và G7, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động tương tự.

Phương Tây hứa viện trợ quân sự cho Ukraine nhiệt tình, nhưng nói không đi đôi với làm - Ảnh 4.

Binh sĩ Ukraine dỡ lô vũ khí được Mỹ chuyển tới hồi tháng 1. Ảnh: Reuters.

Gói viện trợ mới này bao gồm 6.000 tên lửa vác vai và 25 triệu bảng (33 triệu USD) để Ukraine trả lương cho các binh sĩ. Vẫn chưa rõ chủng loại tên lửa mà Anh sắp gửi sang Ukraine là gì.

Đức và Thụy Điển cũng cam kết gửi sang Ukraine hàng ngàn vũ khí chống tăng.

 

Một quan chức phương Tây cho biết, tại cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp của NATO tại Brussels (Bỉ) lần này, Anh sẽ nhấn mạnh về một "mệnh lệnh cấp bách" là "tăng cường vận chuyển vũ khí cho người Ukraine... để nâng cao năng lực phản kháng của họ".

Chủ tịch Đại hội Thế giới Ukraine Grod cho biết đã gặp Ngoại trưởng nước này Kuleba ở Lviv (phía tây Ukraine) vào ngày 15/3 và được thông báo rằng nguồn cung cấp tên lửa Javelin và Stinger đang giảm dần.

Ông Grod cho biết, thực tế là Ukraine đang sử dụng hết các hệ thống vũ khí cần thiết để phòng thủ.

"Họ cần thiết bị chống tăng, phòng không và các hệ thống phức tạp hơn. Họ sắp hết tên lửa Stinger và Javelin. Họ cần có chúng để bảo vệ bầu trời. Đức đã hứa nhưng không có gì sắp xảy ra, cần đẩy nhanh mọi việc vì Ukraine cần vũ khí ngay hôm nay", ông Grod nói.

Phương Tây hứa viện trợ quân sự cho Ukraine nhiệt tình, nhưng nói không đi đôi với làm - Ảnh 6.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa vũ khí chống tăng Nlaw do Anh cung cấp. Ảnh: AP

 

Trong cuộc nói chuyện với kẻ mạo danh Thủ tướng Ukraine vào ngày 17/3, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã thừa nhận, Anh sắp hết vũ khí chống tăng Nlaw. Vì tin rằng đang nói chuyện với Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, ông Wallace đã nói: "Chúng tôi đã chuyển cho các bạn hơn 4.000 vũ khí chống tăng Nlaw. Chúng tôi đang cạn kiệt nguồn cung".

Đức đã cung cấp 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger, đồng thời hứa cung cấp 2.700 tên lửa đất đối không Strela từ kho dự trữ của quân đội Đức trước đây. Chỉ 2.000 tên lửa Strela được cho là có thể sử dụng được và 500 trong số đó đã đến tay binh sĩ Ukraine.

Hôm 21/3, Đức cho biết, họ sẽ cung cấp thêm lô vũ khí tương tự nhưng được gửi trực tiếp từ các nhà sản xuất chứ không phải từ kho dự trữ của họ. Nhưng Berlin không nói rõ về thời điểm chuyển hàng.

Trong khi đó, Pháp không tiết lộ chi tiết kế hoạch viện trợ quốc phòng cho Ukraine mà nước này đang triển khai.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm