Quốc tế

Phương Tây vẫn thách thức “lằn ranh đỏ” của Nga, chiến sự Ukraine còn kéo dài

Nếu không muốn một cuộc chiến toàn diện giữa Nga và khối NATO do Mỹ dẫn đầu, phương Tây cần phải tự hỏi liệu việc tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine có đủ khả năng chấm dứt xung đột hay không.

Nga tuyên bố ngừng bắn, mở cửa hành lang nhân đạo tại 5 thành phố ở Ukraine / Tổng thống Nga Putin đồng ý đưa tình nguyện viên tới vùng chiến sự ở Ukraine

Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine leo thang, Mỹ đang dẫn đầu nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine. Mặc dù chính quyền Biden bác bỏ lời kêu gọi thiết lập vùng cấm bay tại Ukraine vì lo ngại động thái có thể dẫn đến cuộc chiến tranh nóng giữa các cường quốc hạt nhân, nhưng việc ồ ạt chuyển giao vũ khí cho thấy sự can dự của phương Tây gia tăng đáng kể vào cuộc xung đột này.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa tên lửa Javelin trong một cuộc diễn tập hồi cuối năm 2021. Ảnh: AP
Binh sĩ Ukraine khai hỏa tên lửa Javelin trong một cuộc diễn tập hồi cuối năm 2021. Ảnh: AP

Giới phân tích cho rằng, nếu không muốn xảy racuộc chiến toàn diệngiữa Nga và khối NATO do Mỹ dẫn đầu, phương Tây cần phải tự hỏi liệu bước đi này có đủ khả năng chấm dứt xung đột tại Ukraine hay không.

Trong 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ trước, chính quyềnObama đã phản đối việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine vì cho rằng động thái này có thể chọc giận Tổng thống Nga Putin. Sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014, ông Obama vẫn duy trì lập trường này và chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin tình báo cũng như vũ khí phi sát thương cho Ukraine. Nhưng quan điểm đó đã dần thay đổi dưới thời Tổng thống Donald Trump khi Washington bắt đầu chuyển một số lô vũ khí sát thương cho Kiev. Và đến thời Tổng thống Biden thì đảo ngược hoàn toàn.

Ngay cả trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, chính quyền Biden đã bắt đầu gia tăng viện trợ vũ khí sát thương cho Kiev. Trong giai đoạn đầu lên nắm quyền, ông Biden đã phê duyệt các khoản viện trợ quân sự cho Ukraine với kinh phí vượt xa kỳ vọng – 650 triệu USD. Ngày 26/2 – 2 ngày sau khi Nga tấn công Ukraine, các “hành lang bảo vệ” đã được mở tối đa: một gói vũ khí bổ sung trị giá 350 triệu USD đã được thông qua.

Hiện lưỡng đảng Mỹ đang thúc đẩy dự luật mới, trong đó có gói viện trợ 13,6 tỷ USD cho Ukraine. Gói này bao gồm khoản chi phí 6,5 tỷ USD dành cho việc Mỹ đưa vũ khí và quân đội đến Đông Âu, trang bị cho các lực lượng đồng minh để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine; 6,8 tỷ USD để chăm sóc người tị nạn và cung cấp viện trợ kinh tế và một khoản nhỏ giúp các cơ quan liên bang thực thi biện pháp trừng phạt kinh tế Nga và bảo đảm an ninh mạng. Trước đây, việc vận chuyển vũ khí của Mỹ tới Ukraine thường kéo dài nhiều tháng. Hiện giờ, tiến trình này diễn ra trong vài ngày.

Mỹ đã rút ngắn đáng kể quá trình chuyển giao cho Ukraine những vũ khí được chính quyền Tổng thống Biden phê chuẩn vào cuối tháng 2/2022: Một loạt tên lửa chống tăng Javenlin, bệ phóng tên lửa, súng và đạn dược đã được đưa vào chiến trường.

 

Hơn 10 quốc gia khác trong NATO và một số nước châu Âu khác không thuộc NATO cũng bắt đầu hoặc gia tăng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Đáng lưu ý, Đức đã phá vỡ chính sách lâu nay của nước này là không gửi vũ khí đến khu vực xung đột. Berlin đang chuyển 1.500 bệ phóng tên lửa và tên lửa Stinger, có khả năng bổ sung tên lửa vác vai Strela có từ thời Liên Xô tới Ukraine. Lần đầu tiên trong lịch sử, Liên minh châu Âu thông báo sẽtài trợ,muavà cung cấpvũ khísát thương với số tiền lên tới 450 triệu eurocho Ukraine.

Xe bọc thép bị phá hủy ở Kharkiv, Ukraine. Ảnh: Reuters
Xe bọc thép bị phá hủy ở Kharkiv, Ukraine. Ảnh: Reuters

Theo các nhà quan sát, việc phương Tây mở rộng chương trình cung cấp vũ khí và tăng cường hỗ trợ thông tin tình báo cho Ukraine có thể khiến cuộc xung đột kéo dài hơn so với dự đoán. NATO từng tuyên bố bất cứ cuộc tấn công nào của Nga nhằm vào tuyến đường cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ dẫn tới việc kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước NATO, buộc khối này phải thực thi hành động quân sự chống lại Nga. Về phần mình, Nga cảnh báo bất cứ quốc gia nào gửi vũ khí tới Ukraine “sẽ phải gánh hậu quả nghiêm trọng”.

Nhà bình luận Jeremy Scahill của tờ The Intercept nhận định, những vũ khí này sẽ hỗ trợ các lực lượng Ukraine phòng thủ trước các đợt tấn công, nhưng không đủ để chấm dứt chiến dịch quân sự của Nga. Ông cho rằng, bất cứ giải pháp nào nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng cũng đều đòi hỏi sự nhượng bộ của Ukraine. Vì thế điều quan trọng là phải hiểu quan điểm của Nga.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABC ngày 7/3, Tổng thống Ukraine dường như đã thừa nhận điều này. “Tôi cho rằngông Putin có khả năng ngăn chặn cuộc chiến mà ông ấy đã bắt đầu. Ngay cả khi ông ấy không nghĩ rằng ông ấy là người bắt đầu, thì vẫn có một điều không thể phủ nhận là việc dừng chiến tranh nằm trong khả năng của ông ấy”.

Cây bút Jeremy Scahill cho rằng, nếu quan điểm của phương Tây là buộc Nga phải thừa nhận sai lầm khi thực hiện chiến dịch quân sự và coi sự thừa nhận này là điều kiện tiên quyết cho bất cứ cuộc đàm phán nào, thì việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine có thể là bước đi hợp lý. Nhưng nếu mục đích là chấm dứt cuộc xung đột trong thời gian nhanh nhất thì nỗ lực này có thể làm xói mòn mọi triển vọng bởi dòng chảy vũ khí sẽ cản trở các cuộc đàm phán giữa Nga với Ukraine hoặc giữa Nga với NATO.

 

Tổng thống Putin biết rõ, NATO sẽ không loại một quốc gia thành viên nào ra khỏi khối, bất chấp lời kêu gọi của ông về việc NATO cần phải quay lại trạng thái như năm 1977. Và chắc chắn, NATO cũng sẽ không rút lực lượng của họ ra khỏi Ba Lan, Balkan hoặc các nước từng thuộc Liên Xô cũ như Estonia, Lithuania và Latvia.

Tuy vậy, có một “lằn ranh đỏ” mà ông đưa ra là NATO không kết nạp Ukraine và ngừng triển khai vũ khí đến gần biên giới Nga. Moscow cũng đang yêu cầu Ukraine công nhận nền độc lập của hai vùng lãnh thổ ly khai là Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng, đồng thời xác nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.

Bằng cách đổ vũ khí vào Ukraine, phương Tây đang thách thức “lằn ranh đỏ” mà Tổng thống Putin đặt ra. Hiện, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã kéo dài sang tuần thứ ba nhưng chưa có dấu hiệu kết thúc.

Ông Mark Cancian, đại tá về hưu từ lực lượng thủy quân lục chiếnMỹ cố vấn cấp cao của Chương trình An ninh quốc tế của tổ chức Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định, mong muốn của Ukraine, Mỹ và NATO là Nga nhanh chóng rút quân khỏi Ukraine và khôi phục tình trạng trước chiến tranh.Nhưng nếu phương Tây vẫn kiên quyết thực hiện biện pháp này thì xung đột khó có thể chấm dứt, ít nhất là trong vài tuần nữa.

Hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Ilhan Omar, bangMinnesota là một trong số ít thành viên Quốc hội Mỹcông khai chỉ trích việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine. Bà cho biết, hành động này có thể dẫn đến “hậu quả khó lường”, thậm chí là “thảm họa”.

 

Nhà phân tích Jeremy Scahill nhận định, sự mở rộng của NATO thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh, việc Ukraine có một chính quyền thân phương Tây, cuộc xung đột kéo dài 8 năm ở miền Đông Ukraine và hành động của phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine có thể là những yếu tố chính dẫn tới chiến dịch quân sự của Nga. Vì thế bất cứ cuộc đàm phán nào nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột cũng cần phải bàn đến các yếu tố này. Quyết định hiện giờ không chỉ phụ thuộc vào 2 bên tham chiến là Nga và Ukraine mà còn phục thuộc vào Mỹ và NATO.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm