Phương Tây xác định cách thức đối phó vũ khí hạt nhân Nga tại Belarus
Chứng khoán toàn cầu nửa đầu năm khép lại bằng “nốt thăng” / Anh lên kế hoạch lần đầu tiên vi phạm giao kèo hạt nhân
Theo tờ Bloomberg, cho đến nay, Mỹ và các đồng minh NATO vẫn đang phản ứng thận trọng trước việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus với hy vọng tránh leo thang căng thẳng.
>> Xem thêm:Báo Mỹ chọn vũ khí Nga là hệ thống phòng thủ nổi tiếng nhất thế kỷ 21
Bước đi như vậy là điều dễ hiểu, tuy nhiên theo phương Tây, nếu Nga không nhận được phản hồi đủ sức nặng, điều này rất có thể sẽ khiến Moskva bạo dạn hơn và do vậy càng khiến việc giải quyết xung đột trở nên khó khăn hơn.
>> Xem thêm:Fattah được tăng tầm để dập tắt mầm xâm lược
Tờ báo Mỹ cho rằng với sự lo lắng chính đáng, việc đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus, mặc dù khoảng cách gần Ukraine hơn cũng sẽ không giúp ích gì nhiều cho Quân đội Nga trên chiến trường.
>> Xem thêm:Xe tăng Nga nhận được 'áo choàng tàng hình' đặc biệt
Ấn phẩm Bloomberg giải thích rằng khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân thậm chí gây nguy hiểm quân đội của chính họ và cũng sẽ dẫn đến sự phản đối từ hai đồng minh thân cận là Ấn Độ và Trung Quốc.
>> Xem thêm:AI trên UAV có dám làm phản?
Còn nếu như dùng loại vũ khí như vậy chống lại các nước NATO, thậm chí Nga đối diện rủi ro lớn hơn khi chênh lệch sức mạnh quân sự hoàn toàn nghiêng về phương Tây.
"Trước thực tế này, phương Tây nên tránh các hành động theo kiểu ăn miếng trả miếng vì có thể làm gia tăng rủi ro hạt nhân một cách không cần thiết”.
“Thay đổi vị trí vũ khí hạt nhân của chính mình sẽ chỉ khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng và mang lại khả năng răn đe rất ít, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra sai sót", tờ Bloomberg cảnh báo.
NATO nên nhấn mạnh rằng việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gặp phải phản ứng quân sự mạnh mẽ, cho dù thông qua các biện pháp thông thường hay phi truyền thống.
Ấn phẩm Mỹ tin rằng tất cả không nên hành động hấp tấp.
Bản thân liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO cần quan tâm đến những lỗ hổng trong phòng thủ, đặc biệt liên quan đến phòng không và phòng thủ tên lửa.
Vấn đề với kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ tại các quốc gia thành viên NATO cũng cần được xem xét, khả năng cao là chúng sẽ không được mở rộng và đặt tại những nước mới gia nhập.
Tổng hợp lại, những biện pháp này sẽ giúp giải quyết một số vấn đề không chỉ liên quan đến vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus, tờ Bloomberg tổng kết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo