Fattah được tăng tầm để dập tắt mầm xâm lược
Mỹ nâng cấp triệt để kho vũ khí hạt nhân / Israel tấn công hệ thống phòng không ở Syria
Trong tuyên bố hôm 24/6, Chuẩn tướng Amirali Hajizadeh, tư lệnh Lực lượng IRGC tiết lộ, Tehran có kế hoạch tăng thêm tầm bắn cho tên lửa siêu thanh Fattah do nước này tự phát triển lên tới con số gần 600 km nữa.
>> Xem thêm:'Hạm đội bóng tối' Nga khiến đội siêu tàu chở dầu phương Tây thất thế
"Thực tế là chúng tôi đã chế tạo tên lửa Fattah với tầm bắn hiện tại là 1.400 km, nhưng không có nghĩa là chúng tôi sẽ không có tên lửa có tầm bắn 2.000 km với những đặc điểm này trong tương lai.
Thay vào đó, đây là phạm vi hiện tại của Fattah và trong tương lai chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi tấn công của dòng tên lửa siêu thanh này", ông Amirali Hajizadeh cho biết.
Iran ra mắt tên lửa siêu thanh Fattah.
"Hôm nay, Iran đã đạt được tất cả các công nghệ phức tạp trong ngành công nghiệp quốc phòng và sẽ có thêm tin tốt cho những người thân yêu của chúng tôi trong lĩnh vực tên lửa trong tương lai", vị lãnh đạo của IRGC cho biết thêm.
Cũng theo ông Hajizadeh, tên lửa siêu vượt âm Fattah do nước này chế tạo là bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực tên lửa. Tên lửa Fattah có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 14 (khoảng 15.000 km/h), nhanh gấp 14 lần vận tốc âm thanh.
>> Xem thêm:Pháo phản lực HIMARS phiên bản đặc biệt sắp xuất hiện ở châu Âu
"Tên lửa Fattah có thể nhắm mục tiêu các hệ thống phòng thủ tiên tiến của đối phương. Tên lửa có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của Mỹ và Israel", ông Hajizadeh nhấn mạnh.
Cùng với đó, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết: "Chúng tôi chế tạo tên lửa để không bị kẻ thù tấn công, và để kẻ thù thậm chí không nghĩ đến hành động xâm lược chống lại Cộng hòa Hồi giáo.
Sức mạnh quân sự, quốc phòng và tên lửa của Iran tạo ra sự răn đe, tất nhiên, nó tạo ra sự răn đe không chỉ trước sự xâm lược mà còn cả ý nghĩ, mầm mống xâm lược".
"Ngày nay, chúng tôi cảm thấy rằng sức mạnh răn đe của Iran đã được phát triển, đó là nguồn gốc của an ninh và hòa bình bền vững cho các nước trong khu vực", Tổng thống Raisi nói.
>> Xem thêm:Xuất hiện bản sửa đổi mới nhất của xe tăng K3 do Hàn Quốc chế tạo
Vũ khí siêu thanh, trong đó có tên lửa và phương tiện lướt, có thể bay với tốc độ tối thiểu là Mach 5. Chúng thường được mô tả là loại vũ khí "vô hình" do tốc độ bay rất nhanh và khả năng cơ động theo quỹ đạo phức tạp, giúp tránh phần lớn hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay.
Trên thế giới hiện mới chỉ có Nga, Trung Quốc và Triều Tiên tuyên bố đã sở hữu hoặc biên chế vũ khí siêu vượt âm, trong khi Mỹ vẫn chật vật phát triển chúng.
Cựu Đại tướng Mỹ John Hyten từng thừa nhận rằng, nước này tụt hậu so với Nga và Trung Quốc về vũ khí siêu vượt âm, cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều năm và phải bỏ nguồn lực rất lớn để giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.
>> Xem thêm:Ukraine đã sẵn sàng sử dụng xe tăng nguy hiểm nhất
Iran tuyên bố tiếp tục các chương trình tên lửa nhằm mục đích phòng thủ, trong khi Mỹ và châu Âu chỉ trích kế hoạch này. Một số chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng Iran đôi khi phóng đại năng lực tên lửa do nước này chế tạo.
Căng thẳng giữa Iran với Mỹ và phương Tây gần đây leo thang, sau khi Washington thông báo đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran và tái áp đặt loạt lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia Trung Đông.
Phương Tây cũng áp đặt nhiều lệnh trừng phạt Iran với cáo buộc cung cấp vũ khí cho Nga tập kích Ukraine và trấn áp biểu tình. Tehran thừa nhận từng chuyển vũ khí cho Moskva, nhưng khẳng định hoạt động diễn ra trước khi chiến sự Ukraine bùng phát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo