Quốc tế

Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói về tầm quan trọng của thương vụ S-400

Tờ Yeni Akit của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, lãnh đạo Đảng Thổ Nhĩ Kỳ Vatan (Rodina) Dogu Perincek mới đây đã bình luận về tình hình thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Iraq coi S-400 là phương án dự phòng / Mỹ tin F-35 không hề e ngại S-400

Trước đó, lãnh đạo Đảng Cộng hòa Nhân dân (RNP) Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Kılıçdaroğlu cho rằng, hệ thống phòng không S-400 chỉ là đống kim loại phế liệu, số tiền mua hệ thống này có thể dùng cho việc chống lại đại dịch Covid-19, số tiền này đã bị lãng phí.

Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói về tầm quan trọng của thương vụ S-400
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph. Ảnh: RIA.

Đáp lại, ông Dogu Perincek nhấn mạnh, hệ thống phòng không S-400 đã được mua để chống lại các mối đe dọa từ Mỹ và Israel. “Một quốc gia không có nền an ninh vững mạnh, thì sẽ không có kinh tế. Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm sẽ sử dụng S-400 bất chấp sự phản đối của các nước”, lãnh đạo đảng Rodina khẳng định.

Mới đây, ông Perincek trở thành khách mời của chương trình trên Bursada Bugün TV. Ông được yêu cầu bình luận về những cáo buộc rằng, “S-400 sẽ không được kích hoạt, chúng sẽ trở thành đống kim loại phế liệu trị giá 2,5 tỉ USD”. Ông Perincek cho hay, những tuyên bố này của lãnh đạo đảng RNP đã không phản ánh đúng thực tế.

Ông cho rằng những cáo buộc hệ thống S-400 sẽ không được sử dụng và trở thành đống kim loại phế liệu là một sai lầm, hoàn toàn không thực tế. "Tôi đã theo dõi vấn đề này rất cẩn thận. Tôi cũng đang thảo luận về vấn đề này với chính quyền. Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm sử dụng S-400. Các quỹ được phân bổ cho việc này sẽ không đi vào “tro bụi”.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ bị đánh bại ở Đông Địa Trung Hải hoặc về phía Nam, thì mọi thứ sẽ sụp đổ, nghĩa là, “tài nguyên” được sử dụng ở đây sẽ là thứ còn sót lại cuối cùng để phục vụ cho nền kinh tế. Bởi vì, một quốc gia không có nền an ninh vững mạnh, thì sẽ không có kinh tế", ông Perincek phân tích.

Ngoài ra, theo ông Perincek, hệ thống S-400 không chỉ là sự lựa chọn về vũ khí mà còn là sự lựa chọn về chiến lược để Thổ Nhĩ Kỳ tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa đối với đất nước đến từ các lực lượng Mỹ và Israel ở phía đông Euphrates.

 

Thứ hai, các mối đe dọa đến từ Đông Địa Trung Hải, nơi Mỹ, Israel, Hy Lạp và phía Nam Cyprus đã hợp tác và đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, các thỏa thuận đang được đưa ra ở khu vực Biển Đen để ngăn chặn dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”. Ankara xem xét các mối đe dọa của Mỹ và Israel theo bất kỳ hướng nào.

Thổ Nhĩ Kỳ cần đối mặt với sự cần thiết phải đối phó với các mối đe dọa này. Từ quan điểm đó, hệ thống phòng không S-400 cũng là một ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu chiến lược. Thổ Nhĩ Kỳ đã không đầu hàng trước những lời đe dọa từ phía Mỹ về thương vụ S-400. Đảng Rodina đã đấu tranh để giành được S-400 ngay từ đầu.

Mới đây, Người đứng đầu Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ismail Demir tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kích hoạt hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất bất chấp sự phản đối của quốc gia đồng minh NATO và Mỹ.

“Quá trình triển khai S-400 sẽ được tiếp tục và chắc chắn hệ thống sẽ được đưa vào hoạt động”, ông Demir nói.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga trị giá 2,5 tỉ USD từ năm 2017. Đây là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới và có thể bắn trúng các mục tiêu cách xa tới 400 km, cũng như tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa, UAV...) từ độ cao 5 m đến 27 km. Một tổ hợp S-400 thường có 8 bệ phóng di động (4 ống phóng/bệ) với 32 tên lửa và một trạm chỉ huy, đi kèm xe radar đa năng, radar đo độ cao cùng xe điều khiển. Radar của S-400 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 600 km. Hệ thống này được Nga đưa vào sử dụng từ tháng 8/2007.

 

Lô hàng đầu tiên đã được phía Nga giao cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2019.Gần cuối tháng 11/2019, Thổ Nhĩ Kỳ đã thử hệ thống phòng không S-400 tại một căn cứ quân sự ở tỉnh Ankara, sử dụng máy bay quân sự, trong đó có chiến đấu cơ F-16 của Mỹ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, Ankara sẽ triển khai S-400 từ mùa xuân năm 2020 sau khi lắp đặt hoàn chỉnh và quá trình đào tạo nhân sự hoàn tất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể triển khai hệ thống S-400 theo đúng thời hạn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm