Thổ Nhĩ Kỳ không cho Nga 'sờ' vào S-400 khi chính thức kích hoạt
Thực hư Iran gửi năm tàu chở dầu đến Venezuela giữa phong tỏa kinh tế Mỹ / Mỹ buộc phải nối lại mua Iron Dome
Tuyên bố được Trưởng phòng Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir cho biết trong một tuyên bố hôm 8/5: "Quy trình triển khai S-400 vẫn được tiến hành như kế hoạch và hiện một số thành phần vũ khí này của chúng tôi đã được kích hoạt.
Dù là bên sản xuất và chịu trách nhiệm huấn luyện vận hành cho Thổ nhưng khi S-400 chính thức được kích hoạt, người Nga sẽ không được tiếp cận đến hệ thống phòng thủ này của Thổ Nhĩ Kỳ".
Tuyên bố kích hoạt S-400 của Thổ đã khá rõ ràng bất chấp sức ép đến từ Mỹ buộc nước này ngừng mọi hoạt động triển khai hệ thống S-400. Điều đặc biệt trong tuyên bố của mình, Ankara đã thẳng thắn rằng sẽ không để Nga động vào vũ khí này khi nó chính thức được kích hoạt.
Và để thực hiện tuyên bố của mình, Thổ Nhĩ Kỳ đang dần thay thế những thiết bị nhận dạng địch - ta (IFF) được Nga cài đặt sẵn trong tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 trước khi bàn giao cho Ankara để độc lập với Nga.
Cùng với đó, bộ dò tín hiệu radar mặt đất (NRZ) trên hệ thống S-400 của Nga cũng sẽ được thay thế bằng sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ.
Truyền thông nước này lưu ý rằng NRZ của Nga tương thích với tiêu chuẩn NATO STANAG 4193 và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Điều này cho phép S-400 theo dõi các mục tiêu trên cơ sở nhận dạng địch - ta.
Những bước đi này của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy họ đang thực hiện các công tác để tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 của mình có tính độc lập cao, tránh việc bị những phía Nga kiểm soát.
Vậy Ankara đã kích hoạt thành phần nào của S-400? Dù thông tin được bảo mật nhưng giới chuyên gia cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ thực chất mới chỉ kích hoạt hệ thống radar của S-400 và tiến hành diễn tập kiểu trực chiến.
Căn cứ vào hình ảnh được tiết lộ ngay trước khi Ankara tuyên bố kích hoạt thành phần S-400, tất cả các radar chức năng là một phần của hệ thống phòng không S-400 Triumf đều được triển khai.
Và cũng chỉ có những hệ thống radar thuộc tổ hợp S-400 mới có thể kích hoạt động lập và phối hợp chiến đấu với những hệ thống phòng thủ khác của Thổ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chưa một lần xe mang phóng tên lửa của S-400 xuất hiện tại Thổ dù trong các cuộc diễn tập.
Nói về sức mạnh S-400 của Thổ, tờ báo Milliyet cho rằng, dù được trang bị công nghệ tối tân bằng bản nội địa tại Nga nhưng mẫu S-400 xuất khẩu vẫn duy trì phần lớn năng lực tác chiến. Điều này đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận một trong những hệ thống phòng thủ hiện đại và tin cậy hàng đầu thế giới.
Chính vì vậy, tầm bắn của S-400 xuất khẩu với những tổ hợp được Nga trang bị có khác biệt khi Nga chỉ bán đạn tên lửa 48N6E3 - phiên bản xuất khẩu của tên lửa 48N6DM. Tầm bắn của 48N6E3 chỉ vẻn vẹn từ 3-240km trong khi bản nội địa có tầm bắn lên tới 400km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Hệ thống S-400.