Quân đội Nga bảo vệ căn cứ tàu ngầm bằng "pháo đài bất khả xâm phạm"
Tàu ngầm hạt nhân là lưỡi kiếm phản công của quân đội Nga, do vậy tàu ngầm hạt nhân được bảo vệ trong những căn cứ kiên cố bằng bê tông cốt thép dày đến 50 mét.
Nga trang bị ngư lôi vượt xa Mk-48 Mỹ / Nga biến Bắc Cực thành ô phòng thủ không thể xuyên thủng
Tham vọng xây dựng biên đội tàu sân bay để thống trị trên khắp các đại dương như dưới thời Liên Xô của Nga, như bị dội một gáo nước lạnh, khi tàu sân bay Kuznetsov duy nhất của họ, sau khi tham chiến tại Syria đã phải cấp tốc đưa về nhà máy để sửa chữa và chưa biết bao giờ có thể quay lại biển xanh.
Hiện nay trong số năm quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, chỉ có Nga ở trong tình trạng không có tàu sân bay trực chiến. Do đó buộc Nga phải tập trung hơn nữa vào việc phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân, nhằm khôi phục khả năng phòng thủ cũng như khả năng răn đe chiến lược. Ảnh: Tổng thống Nga Putin dự lễ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-139 Belgorod tại nhà máy đóng tàu Sevmash. Đây là tàu ngầm đầu tiên thuộc Dự án 09852 hiện đại nhất của Nga hiện nay.
Hiện tại, Nga có ít nhất 15 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 8 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo đang phục vụ. Đây là sức mạnh thực sự của Hải quân Nga và cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với kẻ thù. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân đề án 995 lớp Borey.
Không giống như một tàu sân bay với sự nhộn nhịp thường thầy, thì tàu ngầm hạt nhân lại là kẻ giết người bí ẩn. Chừng nào Nga còn có một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chưa bị tiêu diệt, thì không ai dám sử dụng vũ lực chống lại Nga. Nếu không, sẽ phải chịu được sự tàn phá của hàng chục hoặc hàng trăm đầu đạn hạt nhân trả đũa; vì vậy tàu ngầm hạt nhân trở thành mục tiêu đầu tiên đối phương cần phá hủy.
Khi một chiếc tàu ngầm hạt nhân ra đại dương, với khả năng sống sót mạnh mẽ, sẽ khó được tìm thấy được nó trong lòng đại dương rộng lớn, chứ đừng nói đến việc vô hiệu hóa hoặc phá hủy. Do đó, cách hiệu quả nhất để chống lại tàu ngầm hạt nhân là tiêu diệt chúng tại căn cứ; đây cũng là lý do trực tiếp khiến Nga đầu tư mạnh mẽ xây dựng căn cứ tàu ngầm kiên cố ngày nay.
Tàu ngầm hạt nhân là lưỡi kiếm phản công của quân đội Nga, do vậy tàu ngầm hạt nhân được bảo vệ trong những căn cứ kiên cố bằng bê tông cốt thép dày đến 50 mét. Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Nga, Hải quân Nga sẽ xây dựng các boong-ke kiên cố cho các tàu ngầm của họ ở Thái Bình Dương. Những "pháo đài" này sẽ bảo vệ cho các tàu ngầm được coi là "xương sống" của lực lượng tàu ngầm Nga, bao gồm tàu ngầm đề án 995 lớp Borey và đề án 885 lớp Yasen.
Mục tiêu chính của Hải quân Nga trong năm nay là xây dựng "Pháo đài tàu ngầm" cho Hạm đội Thái Bình Dương và năm tới sẽ là Hạm đội Phương Bắc. Hiện tại, "pháo đài tàu ngầm" của Hạm đội Thái Bình Dương là một khu phức hợp bao gồm hang ngầm cho tàu ngầm vào trú ẩn, cầu tàu và đê chắn sóng. Ảnh: Căn cứ tàu ngầm tuyệt mật nằm trong vịnh Balaclava – Crimea.
Với cấu trúc bê tông cốt thép với độ dày đến 50 mét, có thể giúp bảo vệ tàu ngầm còn nguyên vẹn trong trường hợp đối phương tấn công bằng vũ khí chính xác thông thường và thậm chí là tấn công bằng vũ khí hạt nhân; đảm bảo an toàn cho lực lượng tàu ngầm neo đậu tại đây. Ảnh: Căn cứ nằm trong vịnh Balaklava, gần thành phố Sevastopol, dòng chữ trên tường: “Bảo vệ nghiêm ngặt bí mật quân sự và nhà nước!”
Với sự bảo vệ của "Pháo đài tàu ngầm", ít nhất là sau làn sóng tên lửa tấn công đầu tiên của đối phương, những tàu ngầm hạt nhân này sẽ không bị phá hủy; những tàu ngầm hạt nhân này sẽ có cơ hội và thời gian để cơ động thoát ra biển để thực hiện đòn tiến công trả đũa. Ảnh: Căn cứ này có thể chứa được 7 chiếc tàu ngầm cùng lúc, trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp thì căn cứ này có thể bảo vệ cho 14 tàu ngầm.
Việc xây dựng một pháo đài tàu ngầm có vẻ như là một dự án lớn và tiêu tốn nhiều ngân sách; nhưng từ quan điểm bảo vệ "thanh bảo kiếm" và sự phát triển toàn diện của hải quân Nga, việc chi một số tiền nhỏ để làm những việc lớn là một lựa chọn tốt nhất. Ảnh:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa kế phần lớn tài sản của Hải quân Liên Xô; nhưng theo thời gian, họ dần bị tụt hậu do thiếu kinh phí. Nhưng tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, để nuôi hy vọng tiếp tục cạnh tranh với hải quân Mỹ là điều Nga chưa bao giờ từ bỏ.