Hạm đội tàu chiến cỡ nhỏ Nga có mạnh như tuyên bố?
Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? / Sức mạnh hai tàu chiến tỷ USD của Mỹ ở Biển Đông ghê gớm ra sao?
Theo truyền thông Nga, Hải quân nước này vừa hoàn thành thử nghiệm với tàu hộ vệ tên lửa được nâng cấp mới. Hoạt động này cho thấy rõ xu hướng phát triển của hạm đội Nga từ một lực lượng được chi phối bởi một vài tàu chiến cỡ lớn chuyển sang một lực lượng có số lượng tàu nhỏ nhiều hơn.
Văn phòng báo chí Hạm đội Thái Bình Dương Nga cho biết, tàu hộ vệ tên lửa mới nâng cấp Smerch đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Nhật Bản. "Theo kế hoạch thử nghiệm của các nhà máy đóng tàu, tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ hiện đại hóa Smerch đã tiến hành một loạt vụ phóng tên lửa tấn công các mục tiêu hải quân và không quân giả định", nguồn tin trên cho biết.
Tàu hộ vệ Smerch có lượng choán nước khoảng 500 tấn đã được Nga đưa vào sử dụng năm 1984. Sau nhiều lần nâng cấp gần đây, Smerch đã được trang bị pháo 30 mm và 76 mm, các tổ hợp tên lửa hải đối không cỡ nhỏ và tên lửa chống hạm Uran, loại tương đương với tên lửa chống hạm Harpoon của Hải quân Mỹ.
Lớp tàu này nằm trong số 150 tàu hộ tống, tàu tuần tra và tàu tác chiến mìn hiện đang có trong biên chế của hạm đội Nga. Mỗi mỗi tàu dạng này chỉ có lượng giãn nước vài nghìn hoặc vài trăm tấn. Hải quân Nga vận hành ít hơn 30 tàu khu trục, khinh hạm và tàu tuần dương cỡ lớn.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ chỉ sở hữu vài chục tàu tác chiến mặt nước cỡ nhỏ và hơn 100 tàu cỡ lớn. Các hạm đội tàu chiến của Mỹ và Nga đối ngược với nhau bởi mỗi lực lượng phản ánh chiến lược, lịch sử hoạt động, ngành công nghiệp quốc phòng và vị trí địa lý từng nước.
Hải quân Mỹ với sự hỗ trợ của một ngành công nghiệp công nghệ cao, hùng hậu có xu hướng phát triển các tàu cỡ lớn dựa trên khả năng triển khai ở các khoảng cách xa nhằm hỗ trợ cho chính sách ngoại giao can thiệp.
Ngược lại, hạm đội Nga phải dựa vào các nhà máy đóng tàu đã có tuổi chỉ có thể sản xuất được các tàu loại nhỏ. Tuy nhiên, những tàu dạng này lại phù hợp hơn với chiến lược của Nga khi Hải quân nước này chủ yếu tập trung hoạt động ở những địa bàn không quá xa.
Kế hoạch chuyển đổi các tàu hải quân Nga thành một hạm đội tàu nhỏ đang được Moscow tăng tốc. Nhiều tàu cỡ lớn hơn đang bị Nga cho ngừng hoạt động và các tàu nhỏ hơn - cả đóng mới và nâng cấp - đang dần thay thế.
Hồi đầu năm 2019, Điện Kremlin đã quyết định tháo dỡ thay vì tân trang hai chiến hạm lớp Kirov cổ điển thời Chiến tranh Lạnh. Moscow cũng cân nhắc việc loại bỏ tàu sân bay duy nhất của mình là Đô đốc Kuznetsov, thay vì đầu tư tiền bảo trì và nâng cấp.
Các tàu mới mà Hải quân Nga đang tập trung đầu tư thường là các tàu hộ vệ tên lửa có lượng choán nước không quá 5.000 tấn, trong khi một tàu khu trục của Mỹ có lượng giãn nước 9.000 tấn. Trong năm 2018, Kremlin chỉ mua có 4 tàu chiến mới và tất cả đều là các tàu hộ vệ tên lửa.
Mặc dù kích thước nhỏ nhưng các tàu này lại được tích hợp một lượng hỏa lực hùng mạnh với thành phần chính là những tên lửa Kalibr và Oniks - vũ khí giúp tàu cỡ nhỏ Nga có khả năng tác chiến tương đương với chiến hạm hàng ngàn tấn của Hải quân Mỹ.
Dù sức mạnh hỏa lực của hạm đội tàu chiến cỡ nhỏ Nga không thể phủ nhận nhưng ngay khi các chương trình đóng tàu cỡ nhỏ của Nga được triển khai trên diện rộng đã xuất hiện nhiều ý kiến phản đối khi cho rằng điều này sẽ khiến họ bị mất ưu thế trước hải quân NATO và không tương xứng với vị thế của một siêu cường quân sự.
Chuyên gia quân sự Nga - ông Valery Polovinkin - Giám đốc khoa học của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov mới đây đã công bố một thông tin đáng chú ý, đó là kết quả kiểm nghiệm thực tế cho thấy tàu chiến cỡ nhỏ của nước này không thể vận hành vũ khí trong điều kiện biển động từ cấp 4 trở lên.
Không chỉ có tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ, lớp tàu tên lửa tàng hình Dự án 22160 mà chiếc đầu tiên mang tên Vasily Bikov cũng bị phàn nàn là chương trình không thực sự thành công của Hải quân Nga. Hiện Hải quân Nga chưa có phản hồi chính thức nào về nhận định này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Chiến hạm Nga phóng tên lửa.