Quân đội Nga phát triển thiết bị giúp binh sĩ ‘tàng hình’ trong đêm
BMP-3 có thể bắn thủng M1A2 Abrams và Leopard 2A6 từ cự ly 5,5 km / Khám phá uy lực của 'pháo đài bọc thép' đường sắt Nga
Để hạn chế khả năng phát hiện của máy bay không người lái và lính bắn tỉa Ukraine được trang bị thiết bị nhìn đêm có hình ảnh nhiệt, quân đội Nga đang triển khai sử dụng một loại áo khoác chống nhiệt làm bằng chất liệu ponchos mylar, hay còn gọi là “chăn không gian”, để che giấu dấu hiệu nhiệt của họ.
Một sĩ quan Ukraine được triển khai tới khu vực miền Đông có biệt danh là Tatarigami trên mạng xã hội, tuyên bố rằng quân đội Nga đang trang bị những thiết bị mới để bảo vệ cho binh sĩ. Đặc biệt, Ukraine đã thu được một số chiếc chăn như vậy từ binh lính Nga bị bắt gần Avdiivka, ngay phía bắc thành phố lớn Donetsk ở miền Đông Ukraine.
“Theo thông tin do các binh sĩ của chúng tôi cung cấp, các nhóm phá hoại của Nga (DRG) được cho là đang sử dụng những chiếc chăn/áo khoác chống nhiệt này để tránh bị camera nhiệt và máy bay không người lái phát hiện”, ông viết trên Twitter.
Một video từng được đăng tải trên kênh Telegram đã chứng minh tính hiệu quả của sản phẩm, cho thấy cách một người lính có thể không bị phát hiện dưới tấm chăn chống nhiệt.
Các phương tiện quân sự thường được bán với các tấm bạt ngụy trang kết hợp các phương pháp giảm nhiệt độ. Taliban ở Afghanistan đã sử dụng hiệu quả 'chăn không gian' để giảm khả năng bị lực lượng NATO phát hiện.
Và những người lính tình nguyện chiến đấu cho Ukraine trong cuộc xung đột cũng đã yêu cầu trang bị những chiếc chăn chống nhiệt để ngụy trang. Một nhà phát minh người Ukraine thậm chí đã từng được cấp bằng sáng chế cho một thiết bị như vậy.
Mặc dù chiếc chăn cũng không thực sự hoàn hảo, chúng vẫn để lộ một đường viền hơi lốm đốm trên màn hình thiết bị chụp ảnh nhiệt. Tuy nhiên, nó vẫn ít nổi bật hơn nhiều so với cơ thể con người mặc quần áo thông thường trên camera nhiệt và chắc chắn là khó phát hiện hơn khi quét trong một khu vực rộng. Trang bị này sẽ phát huy hiệu quả hơn đối với các loại thiết bị chụp ảnh nhiệt thương mại có chất lượng thấp hoặc phạm vi ngắn hơn.
Mylar còn được gọi với tên thương mại là Melinex và Hostaphan, vật liệu này được đánh giá cao nhất nhờ khả năng ngăn ngừa thất thoát nhiệt. Đó cũng là một tính năng quan trọng để thiết kế các loại quần áo giữ nhiệt cho binh sĩ. Khá nhiều chăn hoặc vật liệu làm từ mylar như vậy đã được cấp cho người tị nạn ở Ukraine.
Bên cạnh đó mylar cũng phản xạ tới 97 phần trăm nhiệt bức xạ, che chắn rất tốt cho người sử dụng trước thiết bị hồng ngoại.
Khó khăn của Nga
Cuộc xung đột này cũng cho thấy một điểm yếu được biết đến từ lâu trong quân đội Nga, đó là sự thiếu hụt các thiết bị nhìn đêm hồng ngoại để trang bị cho quân đội và phương tiện của họ. Đơn giản là không có đủ để trang bị cho tất cả các lực lượng, đặc biệt là cho bộ binh và nhiều thiết bị có chất lượng thấp hơn so với những thứ tương tự mà quân đội phương Tây sử dụng.
Hiện tại, những chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga vẫn dựa vào thiết bị quan sát hồng ngoại do công ty Thales của Pháp sản xuất có tên là Catherine FC. Tuy nhiên do các lệnh trừng phạt kể từ lần xung đột với Ukraine vào năm 2014, đã khiến Nga không thể nhập thêm các thiết bị này.
Kể từ đó, Nga phải tự lắp ráp các thiết bị quan sát hồng ngoại trong nước, nhiệm vụ này thực sự khó khăn do thiếu những linh kiện cần thiết chỉ có thể nhập từ bên ngoài. Một số phương tiện cũ của Nga vẫn phải dựa vào đèn rọi hồng ngoại chủ động, tuy nhiên loại đèn này có thể gây tổn thương đối với cơ thể con người do bức xạ nhiệt cao và không hiệu quả bằng các thiết bị quan sát hồng ngoại tiên tiến.
Trong khi đó, hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine tập trung nhiều vào việc cung cấp thiết bị nhìn đêm, đặc biệt là vào thời điểm trước khi cuộc xung đột năm 2022 nổ ra, khi đó việc chuyển giao vũ khí sát thương là rất hiếm.
Do đó, quân đội Ukraine đã thể hiện lợi thế tổng thể trong chiến đấu ban đêm, mặc dù họ cũng cần nhiều hệ thống nhìn đêm hơn nữa. Những thiết bị như vậy có thể cực kỳ hiệu quả trong việc phát hiện quân đội và phương tiện được che giấu.
Mặc dù những áo khoác chống nhiệt này không thể che giấu một cách tuyệt đối, nhưng nó vẫn có thể hạn chế khả năng binh sĩ bị phát hiện bởi máy bay không người lái hoặc tay súng bắn tỉa từ xa, giúp nâng cao tỷ lệ sống sót của binh lính.
Tuy nhiên, Tatarigami cho rằng việc Nga áp dụng công nghệ này sẽ bị hạn chế về phạm vi: “Không chắc quân đội Nga có thể cung cấp những chiếc chăn/áo khoác chống nhiệt này ở quy mô lớn hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng chỉ có thể được sử dụng bởi các nhóm nhỏ hoặc đội bắn tỉa, thì chúng vẫn là một mối đe dọa tiềm ẩn”.
Khi các thiết bị cảm biến nhiệt trở nên phổ biến hơn trên chiến trường hiện đại, thì quân đội trong tương lai buộc phải đánh giá khả năng ngụy trang nhiệt cá nhân một cách nghiêm túc và có hệ thống hơn.
Một số chuyên gia chỉ ra, nếu thấy biện pháp này hiệu quả có thể kết hợp nó cùng với các biện pháp ngụy trang quang học. Trước đây, nhiều nỗ lực để cho ra đời một thiết bị ngụy trang nhiệt hiệu quả đã thất bại, nhưng trong tương lai công nghệ này sẽ có những bước tiến quan trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này