Quan sát lính Nga tập bắn súng chống tăng B41
B41 là cách gọi quen thuộc của Việt Nam chỉ súng chống tăng RPG-7 huyền thoại do Liên Xô sản xuất, đến nay vẫn phục vụ khắp thế giới.
Tàu tên lửa tấn công nhanh đầu tiên của Hải quân Việt Nam / Syria: Nga triển khai đặc nhiệm giúp Assad đánh pháo đài cuối cùng của phiến quân
Hãng thông tấn TASS mới đây đã đăng tải hình ảnh đẹp ghi lại hoạt động diễn tập bắn đạn thật của binh lính Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga. Đáng chú ý trong các khoa mục diễn tập có sự xuất hiện của súng chống tăng B41 – một loại vũ khí đã cũ với Quân đội Nga. Nguồn ảnh: TASS
Hiện Quân đội Nga có trong tay nhiều loại vũ khí chống tăng cá nhân hiện đại hơn như RPG-16, RPG-18, RPG-22, RPG-26, RPG-29. Tuy nhiên, có vẻ như RPG-7 (Việt Nam gọi là B41) vẫn có vị trí quan trọng trong các đơn vị Quân đội Nga bởi sự đơn giản, rẻ, dễ sử dụng mà uy lực cực lớn của nó. Nguồn ảnh: TASS
Súng chống tăng B41 – định danh của Việt Nam dành cho khẩu RPG-7 do Cục thiết kế Bazalt phát triển cho Hồng quân Liên Xô năm 1961. Đây được coi là vũ khí chống tăng cá nhân huyền thoại của các huyền thoại trong lịch sử thế giới với 9 triệu khẩu được chế tạo, sử dụng chiến đấu suốt từ những năm 1960 đến tận hôm nay. Nguồn ảnh: TASS
RPG-7 có kết cấu hết sức đơn giản, cấu tạo hình ống cỡ 40mm, dài khoảng 950mm, nặng 7kg. Giữa thân phình to ra thành một buồng rộng - buồng đốt chứa liều phóng. Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí và tuye sau. Chỗ phình ra của nòng có ốp lót gỗ dán (về sau thay bằng nhựa tổng hợp) chống nóng vai xạ thủ. Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau. Nguồn ảnh: TASS
Trên thân súng có thể lắp kính ngắm PGO-7, hoặc loại PGO-7V1 có thêm vạch chia cho đạn hạng nặng hoặc kính ngắm đêm để phục vụ cho việc tác chiến đánh đêm. Bên cạnh đó, súng còn được chế sẵn bộ thước ngắm - đầu ruồi kim loại. Nguồn ảnh: TASS
B41 hay RPG-7 được thiết kế với rất nhiều đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự. Tiêu chuẩn loại đạn PG-7V đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm. Khi xe tăng phủ giáp phản ứng nổ ra đời, Bazalt tiếp tục chế tạo thêm mẫu đạn tandem PG-7VR xuyên 600-750mm sau ERA vào năm 1988. Nguồn ảnh: TASS
Cũng trong năm 1988, lần đầu tiên RPG-7 được trang bị đạn nhiệt áp TGB-7V chuyên diệt bộ binh nấp trong lô cốt. Nguồn ảnh: TASS
Ảnh: Lính Nga bắn thử súng chống tăng RPG-7. Nguồn ảnh: TASS
Các viên đạn súng chống tăng B41 đều có cỡ to hơn nòng nên chỉ lắp phần đuôi vào nòng súng B41. Nguồn ảnh: TASS
Khi bắn, liều phóng nhỏ đẩy viên đạn ra khỏi nòng 11m trước khi động cơ chính hoạt động đưa đạn PG-7 lên vận tốc 295m/s. Nếu không trúng mục tiêu, đạn sẽ bay 1.100m rồi tự hủy. Nguồn ảnh: TASS
Tầm bắn hiệu quả của RPG-7 khoảng 200m. Trong ảnh: Khoảnh khắc hiếm đạn PG-7 rời nòng RPG-7. Nguồn ảnh: TASS
Súng có tiếng nổ đầu nòng đặc biệt nguy hiểm, nếu bắn nhiều phát liên tục (3-6 phát) có thể gây chảy máu tai, nặng hơn là ngất tại chỗ. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bộ đội Việt Nam đã lập nên kỳ tích mà bất cứ xạ thủ B41/RPG-7 nào cũng khó vượt qua – đó là bắn 14 phát liên tiếp vẫn khỏe mình, bình thường. Nguồn ảnh: TASS
Theo An Ninh/kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo