Quân sự thế giới hôm nay (12/9): NATO tập trận lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh
Xe tăng M1A3 Abrams Thumper của Mỹ vì sao 'chết yểu'? / Tên lửa Neptune được nâng tầm bắn lên 400 km để tấn công mục tiêu mặt đất
Financial Timesđưa tin, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang chuẩn bị tổ chức cuộc tập trận mang tên Steadfast Defender (Người bảo vệ kiên định). Đây sẽ là cuộc tập trận lớn nhất của liên minh này kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, huy động khoảng 41.000 binh sĩ và hơn 50 tàu chiến.
Binh lính Thổ Nhĩ Kỳ tại Romania. Ảnh minh họa:dailysabah. |
Dự kiến bắt đầu vào tháng 2 và 3 tới ở Đức, Ba Lan và các nước vùng Baltic, Steadfast Defender sẽ mô phỏng các hoạt động diễn tập tiềm năng chống lại đối thủ giả định mang tên Occasus. Theo kế hoạch, sẽ có từ 500 đến 700 nhiệm vụ được thực hiện nhằm tạo ra kinh nghiệm chiến đấu giúp quân đội dễ tiếp cận với các tình huống thực tế. Thụy Điển - quốc gia có đơn xin gia nhập NATO - cũng sẽ tham gia vào cuộc tập trận.
Cuộc tập trận quy mô lớn này là một phần của chiến lược huấn luyện mới, trong đó NATO sẽ thực hiện hai cuộc tập trận lớn mỗi năm, nhằm chứng minh sự sẵn sàng chiến đấu của các nước thành viên. NATO cũng sẽ huấn luyện binh sĩ để chống lại các mối đe dọa khủng bố bên ngoài biên giới liên minh.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết vào tháng 6 năm ngoái rằng, liên minh sẽ tăng số lượng quân sẵn sàng chiến đấu ở mức độ cao từ 40.000 lên “hơn 300.000”, như một phần của cuộc cải tổ mang tính lịch sử nhằm chuyển liên minh này hướng tới năng lực quân sự mạnh mẽ thay vì các lực lượng nhẹ và cơ động như từng được triển khai ở Balkan hay Afghanistan. Sau tuyên bố đó, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Vilnius của Lithuania vào tháng 7 vừa qua về các kế hoạch phòng thủ khu vực mới và thành lập cái gọi là Lực lượng phản ứng đồng minh - một lực lượng đa quốc gia có thể ứng phó nhanh chóng với các mối đe dọa.
* Israel sẽ thử nghiệm lần cuối hệ thống phòng thủ Trophy trên tăng Challenger 3 của Anh
Defense Newscho hay, tập đoàn Rafael của Israel vừa được trao hợp đồng trị giá 25 triệu USD tích hợp hệ thống phòng thủ chủ động Trophy để tiến hành thử nghiệm lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng cho xe tăng Challenger 3.
Trophy là một hệ thống phòng thủ chủ động được Rafael phát triển nhằm bảo vệ xe tăng, xe thiết giáp khỏi tên lửa chống tăng có điều khiển. Ảnh:Rafael |
Dự kiến diễn ra vào đầu năm sau ở cả cơ sở của Rafael tại Israel và các trường bắn của quân đội Anh, giai đoạn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đánh giá tổng thể xem liệu hệ thống Trophy có thích hợp để trang bị cho “siêu tăng” của Anh, vốn được kỳ vọng sẽ vào biên chế trong vài năm tới đây.
Trong một thông báo, Rafael nhấn mạnh đã hoàn tất cuộc thử nghiệm giai đoạn hai cho hệ thống Trophy với xác suất đánh chặn đạt hơn 90% khi đối mặt với các mối đe dọa. Trophy là hệ thống phòng thủ chủ động được Rafael phát triển nhằm bảo vệ xe tăng, xe thiết giáp khỏi tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM), súng phóng lựu chống tăng (RPG), rocket chống tăng và đạn chống tăng dùng chất nổ mạnh (HEAT). Hệ thống gồm các cảm biến, radar cảnh giới với bốn ăng-ten phẳng gắn trên xe có thể rà soát 360 độ quanh phương tiện để phát hiện tên lửa và đạn chống tăng đang bay tới, một máy tính, và tổ hợp đánh chặn.
Hệ thống phòng thủ Trophy. Nguồn: Rafael |
Được ví như “tấm khiên vô hình” bảo vệ các phương tiện thiết giáp, nguyên lý hoạt động của nó là khi radar phát hiện một tên lửa (hay đầu đạn) đang bay tới, máy tính của hệ thống sẽ tính toán quỹ đạo bay để xác định xem nó có tác động đến xe tăng hay không. Nếu nhận thấy nguy hiểm, hệ thống sẽ tự động quay về hướng tên lửa (đầu đạn) và ra lệnh phóng đạn để vô hiệu hóa mối đe dọa trước khi nó tiếp cận giáp chính của xe. Trophy có thể đưa ra phản ứng trong vòng 1 giây, thậm chí có thể hướng lên trên để đánh chặn các cuộc tấn công “đột nóc”. Hệ thống được thiết kế để có một vùng tiêu diệt tên lửa (đầu đạn) bay đến rất nhỏ, không gây nguy hiểm cho những người ở gần phương tiện được bảo vệ.
Mỗi hệ thống Trophy có chi phí khoảng 350.000 - 500.000 USD, được lắp trên xe tăng, xe thiết giáp của Israel, Đức và Mỹ.
* New Zealand muốn “thay máu” hạm đội tàu chiến
Bộ Quốc phòng New Zealand đã thông báo công khai ý định thay thế gần như toàn bộ hạm đội tàu chiến hiện tại của hải quân nước này, hiện có tổng cộng 9 tàu thuộc 6 lớp khác nhau.
Soái hạm của hải quân nước này là HMNZS Aotearoa mới đi vào hoạt động được 3 năm nhưng 8 tàu còn lại đã cũ và sắp đến niên hạn loại biên vào giữa những năm 2030. “Nhu cầu thay thế các tàu này từng được đề cập trong Kế hoạch Năng lực Phòng thủ của New Zealand được phát hành vào 2019”, thông báo nêu rõ.
Theo Bộ Quốc phòng New Zealand, thời gian để các nhà thầu trên toàn thế giới gửi các thông tin cần thiết sẽ là hết ngày 15/11/2023.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025