Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (22/12): Nga triển khai tên lửa siêu vượt âm Kh-47 Kinzhal ở Ukraine

Quân sự thế giới hôm nay (22-12) có những nội dung sau: Nga triển khai tên lửa siêu vượt âm Kh-47 Kinzhal ở Ukraine, Không quân Myanmar trang bị máy bay chiến đấu Su-30SME, Tây Ban Nha đóng tàu Roger de Lauria mới…

Radar phòng không thế hệ mới Sentinel A4 của Mỹ / Quân sự thế giới hôm nay (20/12): Ukraine sắp nhận chiếc pháo tự hành RCH155, Mỹ khởi động “chiến dịch đặc biệt” bảo vệ Biển Đỏ

* Nga triển khai tên lửa siêu vượt âm Kh-47 Kinzhal ở Ukraine

TheoArmy Recognition, Không quân Nga đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kh-47 Kinzhal (định danh NATO: AS-24 Killjoy) ở Ukraine trong bối cảnh nước này đang tăng cường các đợt tấn công vào mùa đông. Đây cũng là lần đầu tiên Nga triển khai tên lửa Kh-47 Kinzhal trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine kể từ tháng 8 năm nay.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Máy bay chiến đấu MiG-31K mang tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kh-47 Kinzhal. Ảnh: Dzen.ru.

Kh-47 Kinzhal là một trong sáu "siêu vũ khí" được Tổng thống Nga Putin công bố năm 2018. Hệ thống tên lửa này được Nga sử dụng để tấn công các mục tiêu có giá trị cao. Việc triển khai Kinzhal ở Ukraine cho thấy căng thẳng ngày càng leo thang, cũng như đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Một trong những điểm nổi bật của Kinzhal là tên lửa này có tốc độ siêu vượt âm (trên Mach 5), tương đương 6.174km/giờ. Vận tốc đáng kinh ngạc này cộng thêm khả năng cơ động cao khiến tên lửa rất khó để đánh chặn. Đây chính là lý do vì sao Kh-47 Kinzhal được coi là tên lửa “bất khả chiến bại” của Nga.

Ngoài tốc độ, Kinzhal còn có tầm bắn lên tới 2.000km, cho phép thực hiện các cuộc tấn công ở khoảng cách xa. Tên lửa này có thể mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Tính linh hoạt này cho phép tên lửa được triển khai cho nhiều mục đích chiến lược, từ tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự cụ thể cho đến các nhiệm vụ hủy diệt quy mô lớn hơn. Đầu đạn thông thường của tên lửa có thể phá hủy các công trình kiên cố và cơ sở hạ tầng quan trọng, trong khi đầu đạn hạt nhân bổ sung thêm khả năng răn đe chiến lược đáng kể.

Bên cạnh đó, Kinzhal có thể tương thích với máy bay MiG-31K. Sự kết hợp giữa Kinzhal và MiG-31K mang lại khả năng tấn công tầm xa, nhanh chóng, nâng cao tầm chiến lược của Không quân Nga.

Sự kết hợp giữa tốc độ, tải trọng linh hoạt và tầm bắn ấn tượng khiến Kh-47 Kinzhal trở thành vũ khí cực kỳ nguy hiểm trong chiến tranh hiện đại.

 

* Không quân Myanmar trang bị máy bay chiến đấu Su-30SME

Mới đây, Không quân Myanmar đã tổ chức lễ tiếp nhận 2 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-30SME tại căn cứ quân sự Naypyidaw.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-30SME. Ảnh: Military Leak.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing cho biết đây là bước tiến mới nhằm nâng cấp Không quân Myanmar thành lực lượng không quân chiến thuật sở hữu một số năng lực chiến lược và năng lực hàng không vũ trụ, đồng thời nhấn mạnh rằng công nghệ và nhân lực giữ vai trò quyết định đối với các cuộc xung đột trong kỷ nguyên chiến tranh mới.

Su-30 (định danh NATO: Flanker) là máy bay chiến đấu hai động cơ, hai chỗ ngồi do Tập đoàn Hàng không Sukhoi của Nga phát triển. Su-30SME (Flanker-H) là phiên bản xuất khẩu của Su-30SM và được thiết kế dựa trên máy bay Su-30MKI đã bán cho Ấn Độ. Loại chiến đấu cơ này được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không của đối phương, do thám trinh sát, tham gia chiến đấu và huấn luyện phi công.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Tại lễ tiếp nhận 2 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-30 SME của Không quân Myanmar. Ảnh: Military Leak

 

Điểm khác biệt của phiên bản xuất khẩu này chính là hệ thống điện tử hàng không trên khoang. Máy bay này sử dụng các hệ thống điện tử thuần Nga, thay vì các thiết bị do Pháp sản xuất như trên Su-30MKI. Su-30SME có trọng lượng cất cánh tối đa 34 tấn và tải trọng tối đa 8 tấn. Tiêm kích này có thể bay với vận tốc tối đa đạt Mach 1,75 (tương đương với 2.160km/giờ) và trần bay 16.000m.

Su-30SME được ra mắt lần đầu tại Triển lãm hàng không Singapore 2016 và đã được cung cấp cho Iran, Bangladesh, Uzbekistan và Myanmar. Vào tháng 9 năm 2022, Nga đã ký hợp đồng cung cấp 6 máy bay chiến đấu Su-30SME cho Myanmar. Ngày 10-9 vừa qua, Myanmar đã nhận lô hàng đầu tiên gồm hai chiến đấu cơ Su-30 từ Nga.

Nguồn: Rosoboronexport.

*Tây Ban Nha đóng tàu Roger de Lauria mới

Ngày 21/12, trangNavy Recognitionđưa tin, công ty đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha đã bắt đầu đóng tàu khu trục lớp F-110 thứ hai có tên gọi Roger de Lauria cho Hải quân Tây Ban Nha.

Lễ cắt tôn tại xưởng đóng tàu của Navantia ở Ferrol có sự tham dự của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez.

 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez trong buổi lễ cắt tôn đóng mới tàu khu trục lớp F-100 thứ hai Roger de Lauria. Ảnh: Navantia

Được biết, chương trình đóng mới 5 tàu khu trục này được khởi xướng vào năm 2019 và có giá trị 4,325 tỷ euro. Việc tiến hành sản xuất lớp F-110 bắt đầu trước 4 tháng so với kế hoạch do tiến độ thiết kế và kỹ thuật đã hoàn thiện.

Roger de Lauria là tàu hộ tống lớp F-110 của Hải quân Tây Ban Nha, có khả năng phòng không, chống tàu mặt nước và tàu ngầm, bảo vệ lực lượng và tác chiến hải quân. Khi hoạt động kết hợp với các đơn vị khác, phương tiện này có thể thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng hải.

Thiết kế của Roger de Lauria được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến giúp nâng cao khả năng phòng thủ của tàu. Tàu còn được trang bị động cơ đẩy hybrid mới giúp di chuyển yên tĩnh hơn, và hệ thống chiến đấu SCOMBA phát triển bởi Navantia Sistemas.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm