Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (28/7): Máy bay chiến đấu tàng hình Su-75 của Nga sẽ có 3 biến thể

Quân sự thế giới hôm nay (28/7) có những thông tin đáng chú ý sau: Ấn Độ tích hợp vũ khí bản địa vào máy bay chiến đấu Rafale; Nga phát triển 3 biến thể của chiến đấu cơ tàng hình Su-75 Checkmate; Ba Lan đặt ky tàu tình báo tín hiệu.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 26/7 / Hàn Quốc khuyến khích miễn thuế quà tặng của cải thừa kế để khuyến khích kết hôn và tăng tỷ lệ sinh

* Ấn Độ tích hợp vũ khí bản địa lên máy bay chiến đấu Rafale

Không quân Ấn Độ đang tìm cách tích hợp các mẫu tên lửa do Ấn Độ tự phát triển vào chiến đấu cơ Rafale với sự hỗ trợ từ Dassault Aviation. Cụ thể, Ấn Độ đã đề nghị Dassault Aviation cho phép máy bay Rafale được trang bị tên lửa không đối không Astra và vũ khí thông minhkhông kích sân bay (SAAW). Mục tiêu hàng đầu của chương trình này là cho phép Ấn Độ tăng cường xuất khẩu các loại vũ khí bản địa cho các đối tác khai thác máy bay Rafale, đặc biệt là UAE và Ai Cập.

Với việc thúc đẩy tích hợp các mẫu tên lửa phát triển nội địa cho chiến đấu cơ Rafale, Ấn Độ hy vọng sẽ tăng cường xuất khẩu được nhiều vũ khí, khí tài của mình cho các đối tác sử dụng mẫu máy bay chiến đấu này của Pháp. Ảnh: Military Watch

Đáng chú ý, trước đây Ấn Độ đã thất bại trong việc thu hút sự quan tâm của các nước đối với máy bay chiến đấu nội địa Tejas mà nếu có được điều này thì việc xuất khẩu các loại vũ khí phóng từ trên không của Ấn Độ sẽ rất thuận lợi. Tuy nhiên, sau đó máy bay chiến đấu Tejas cũng đã tương đối thành công khi được chào bán ở các quốc gia mà vì lý do chính trị không thể mua được máy bay chiến đấu F-35của Mỹ, Su-35 của Nga hay J-10C của Trung Quốc.

Hiện tại Không quân Ấn Độ đang có trong biên chế 36 máy bay chiến đấu Rafale. Thương vụ mua máy bay Rafale của Ấn Độ cũng gây nhiều tranh cãi khi hợp đồng ban đầu mua 126 máy bay chiến đấu này bị hủy bỏ khiến Ấn Độ chỉ mua được 36 chiếc như vậy với giá hơn 240 triệu USD mỗi chiếc theo hợp đồng của năm 2016, cao hơn gấp đôi so với mức giá Mỹ dành cho xuất khẩu F-35A.

Rafale vẫn được coi là chiến đấu cơuy lực thứ hai trong Không quân Ấn Độ, sau Su-30MKI với những ưu điểm vượt trội ở hầu hết các thông số, từ tầm bay, khả năng cơ động, trần bay và trọng tải cho đến phạm vi tác chiến không đối không và chống hạm bằng các tên lửa như R-37M và BrahMos. Đáng chú ý là BrahMos- tên lửa uy lực và nổi bật nhất của Ấn Độ - lại quá nặng, không thể sử dụng cho loại máy bay hạng nhẹ như Rafale.

Su-30MKI trong đội hình Không quân Ấn Độ vẫn là máy bay chiến đấu vượt trội hơn Rafale ở mọi khía cạnh. Ảnh: Military Watch

Với việc thúc đẩy tích hợp các mẫu tên lửa phát triển nội địa cho máy bay chiến đấu Rafale, Ấn Độ hy vọng sẽ tăng cường xuất khẩu được nhiều loại vũ khí, khí tài của mình cho các đối tác sử dụng mẫu máy bay chiến đấu của Pháp này.

* Nga phát triển 3 biến thể máy bay chiến đấu tàng hình Su-75 Checkmate

 

Theo hãng thông tấn Nga TASS, United Aircraft Corporation (UAC) đang phát triển ba mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ Su-75 Checkmatemới, gồm biến thể một chỗ ngồi, hai chỗ ngồi và không người lái.

Các tài liệu từ hồ sơ sáng chế do Văn phòng sở hữu trí tuệ liên bang Nga cho thấy phiên bản ban đầu của thân máy bay Su-75 Checkmate đã có những cải tiến đáng kể, có sự tương đồng đáng kinh ngạc với phương án thiết kế tiềm năng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu NGAD của tập đoàn MỹLockheed Martin.

Thông tin thiết kế chi tiết của phiên bản một chỗ ngồi cho thấy máy bay sẽ có một cánh tà phía trong lớn hơn và phần đuôi đã được sửa đổi và mở rộng để tạo bộ ổn định hình thang. Những thay đổi về thiết kế đối với các cạnh thân máy bay, sống máy bay, các cạnh định hình khe hút gió được làm dốc về phía trước… làm giảm đáng kể bề mặt phản xạ tín hiệu, giúp máy bay khó bị radar phòng không phát hiện hơn.

Máy bay chiến đấu Su-75 Checkmate của Nga sẽ 3 biến thể. Ảnh: Rostec

Biến thể hai chỗ ngồi cũng giống biến thể một chỗ ngồi nhưng có cabin kéo dài, giống máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi Su-30SM, còn phiên bản không người lái của Su-75 Checkmate giống với mẫu máy bay một chỗ ngồi và sự khác biệt duy nhất với phiên bản một chỗ ngồi là nó không còn buồng lái nữa.

Các báo cáo ban đầu cho biết nguyên mẫu đầu tiên của máy bay chiến đấu Su-75 đã được thiết kế xong và chuyến bay thử đầu tiên dự kiến sẽ được tiến hành vào năm 2023. Tuy nhiên, theo dữ liệu mới nhất của UAC, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay chiến đấu một động cơ thế hệ mới Su-75 sẽ lùi lại đến năm 2025 và máy bay chiến đấu này sẽ được sản xuất hàng loạt từ năm 2027. Khả năng cao nguyên nhân cho sự chậm trễ này là do có sự thay đổi, mở rộng thành ba phiên bản, đòi hỏi phải thay đổi thiết kế bổ sung.

 

Theo Tạp chí quân sự 19FortyFive, nếu Su-75 được sản xuất hàng loạt, nó có khả năng sẽ được trang bị cho một số quốc gia có máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm. Tạp chí quân sự 19FortyFive cũng thừa nhận một lợi thế của Su-75 Checkmate là máy bay chiến đấu này sử dụng các thiết bị và linh kiện có sẵn từ Su-57. Tuy nhiên, ấn phẩm này cũng không cho rằng Su-75 có thể so sánh được với F-35 Lightning II của Mỹ.

* Ba Lan đóng tàu thu thập thông tin tình báo tín hiệu đầu tiên

Theo thông báo từ nhà thầu quốc phòng Saab của Thụy Điển ngày 27/7, Ba Lan đã tổ chức lễ đặt ky tàu tình báo tín hiệu (SIGINT) đầu tiên tại nhà máy Remontowa với sự tham gia của đại diện công ty Saab và Hải quân Ba Lan.

Tại lễ đặt ky tàu SIGNINT đầu tiên của Ba Lan. Ảnh: Saab

Tháng 11 năm ngoái, Saab đã giành được hợp đồng thiết kế và đóng 2 tàu SIGINT cho Hải quân Ba Lan, tích hợp các hệ thống tác vụ tình báo phức tạp. Nhà máy đóng tàu Remontowa được chọn làm nhà thầu phụ tại địa phương. Thông tin chi tiết về giá trị hợp đồng và các hệ thống khí tài trên tàu chưa được công bố.

Tàu SIGINT đóng vai trò quan trọng trong thu thập dữ liệu tình báo, góp phần nâng cao năng lực thu thập thông tin tình báo tổng hợp cho lực lượng hải quân nói riêng và cộng đồng tình báo nói chung. Tàu được trang bị hệ thống giám sát công nghệ cao và đôi khi có thể được ngụy trang thành tàu thương mại để thu thập thông tin hoặc triển khai các nhiệm vụ đặc biệt phục vụ các hoạt động quân sự.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm