Quân sự thế giới hôm nay (29/11): Nga công bố video về tên lửa Avangard, B-21 Raider có thể “bị bắn hạ” bởi tên lửa siêu vượt âm
Nga bắt đầu sản xuất nguyên mẫu tiêm kích tàng hình Su-75 Checkmate đầu tiên / Chuyên gia quân sự Ukraine dự báo chiến thuật tấn công của Nga trong mùa đông
Thông cáo đặc biệt số 10983 của Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông (MEMRI) ngày 28-11 cho biết, kênh Telegram chính thức của Bộ Quốc phòng Nga đã đăng tải đoạn video cho thấy tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm Avangard đang được nạp vào giếng phóng. Video được quay tại thành phố Yasni, tỉnh Orenburg.
Tên lửa Avangard là một thiết kế khá mới. Năm 2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ rằng Nga đang nghiên cứu một tên lửa dẫn đường siêu vượt âm: “Chúng tôi đang phát triển và sẽ đưa vào sử dụng các hệ thống chiến lược mới có độ chính xác cao, chưa nước nào trên thế giới có. Đây là những hệ thống sẽ hoạt động và có thể điều hướng cũng như thay đổi độ cao đường bay ở tốc độ siêu vượt âm (Mach 5 trở lên). Những hệ thống này có thể nói là không thể ngăn chặn, kể cả các hệ thống phòng thủ tên lửa”.
Video Nga đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm Avangard vào giếng phóng. Nguồn: MEMRI dẫn từ Bộ Quốc phòng Nga |
Năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã phóng thử thành công tên lửa này tại bãi thử Kura và sau đó tuyên bố tên lửa Avangard đã được đưa vào sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là tới nay không có một thông số kỹ thuật chính thức nào của tên lửa này được công bố. Tên lửa Avangard được phóng cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 và được cho là có tốc độ tối đa Mach 27 (gấp 27 lần vận tốc âm thanh) và có thể mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 2 megaton.
Theo MEMRI, tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Nga cho biết việc triển khai tên lửa Avangard tại Yasni là một phần trong kế hoạch tái vũ trang lớn. Đến tháng 11-2023, ước tính Nga có tổng cộng 10 tổ hợp Avangard đang hoạt động. Tên lửa Avangard đã được phóng thành công 5 lần từ 2018 đến 2020, nhưng kể từ đó tới nay chưa có tuyên bố chính thức nào về các vụ phóng tiếp theo.
* B-21 Raider có thể “bị bắn hạ” bởi tên lửa tốc độ Mach 6?
Theo Bulgarian Miliary, các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện một thí nghiệm mô phỏng và phát hiện ra rằng tên lửa siêu vượt âm tốc độ Mach 6 có thể đánh chặn máy bay tàng hình như B-21 Raider với sự trợ giúp của công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Máy bay B-21 Raider tiên tiến của Mỹ, được thiết kế đặc biệt để lẩn tránh các lực lượng phòng không và không quân được trang bị radar chống máy bay tàng hình. Theo EurAsian Times, thiết kế của B-21 Raider có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không tích hợp tinh vi nhất do mức nhiệt cao sinh ra trên bề mặt của máy bay khi ma sát với khí quyển dẫn đến sự hình thànhmột “lá chắn plasma”.“Lá chắn” này thực chất là không khí đã bị ion hóa có tác dụng chặn các tín hiệu liên lạc và phản xạ radar.Radar trên mặt đất sẽ gặp khó khăn trong việc phát hiện và khóa mục tiêu siêu vượt âm B-21 một phần do “hàng rào” plasma.
Nhóm các nhà nghiên cứu mô phỏng cho thấy B-21 Raider có thể bị tên lửa tốc độ Mach 6 đánh bại. Ảnh: Không quân Mỹ |
Tuy nhiên, B-21 Raider vẫn có thể bị tên lửa siêu vượt âm tiêu diệt từ khoảng cách gần. Về cơ bản, tên lửa siêu vượt âm phải được trang bị khả năng liên lạc, liên tục cập nhật hành trình của vật thể bay trong bầu khí quyển với tốc độ siêu vượt âm.Cụ thể, các tên lửa siêu vượt âm mô phỏng phải có khả năng kết nối thông tin với nhau và với máy bay không người lái khác thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đây là khác biệt chính so với các loại tên lửa và radar thông thường hiện có, cả ở mặt đất và trên không, vốn được điều khiển bằng các thiết bị tác chiến điện tử. Khi được kết nối như vậy, tên lửa sẽ được thường xuyên cập nhật đường bay của máy bay B-21 Raider và có thể điều chỉnh hành trình để tiếp tục truy đuổi máy bay này khi nó đã “vòng vượt và né tránh” tên lửa đang tới gần.
Nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc do Phó giáo sư Chen Jun thuộc Đại học Bách khoa Tây Bắc ở Tây An đã trình bày những phát hiện của mình trên tạp chí chuyên ngành hàng không vũ trụ Acta Aeronautica et Astronautica Sinica. Thông tin này cũng được tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) đề cập trong một bài báo.
* Quân đội Israel thừa nhận thất bại trong ngăn chặn cuộc tấn công ngày 7/10
Theo hãng tin Anadolu Agency, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Herzi Halevi ngày 28/11 thừa nhận quân đội nước này đã thất bại trong việc ngăn chặn cuộc tấn công bất ngờ do Hamas phát động vào ngày 7/10.
Đây là tuyên bố chính thức của quân đội Israel trước những cuộc đối thoại diễn ra trong vài ngày qua về cách thức đối phó và phản ứng của quân đội đối với các sự kiện xảy ra trước ngày 7/10.
Xung đột Hamas-Israel đã khiến hơn 10.000 người ở cả 2 bên thiệt mạng. Ảnh:Anadolu Agency |
Ông Herzi Halevi khẳng định: “Với thất bại như vậy, điều hiển nhiên là chúng tôi sẽ phải chịu trách nhiệm và chúng tôi sẽ lắng nghe từng người lính của mình để học hỏi từ ý tưởng của chính họ”.
Ông Herzi Halevi cũng cho biết thêm rằng các cuộc điều tra kỹ lưỡng và chuyên sâu về vụ việc sẽ được tiến hành, nhưng “bây giờ thì phải tập trung vào chiến dịch”.
Israel đã phát động một chiến dịch quân sự quy mô lớn ở dải Gaza sau cuộc tấn công bất ngờ xuyên biên giới của Hamas vào ngày 7-10. Theo các cơ quan y tế tại Gaza, chiến dịch quân sự của Israel đã cướp đi sinh mạng của hơn 15.000 người Palestine, trong đó có 6.150 trẻ em và hơn 4.000 phụ nữ. Xung đột Hamas-Israel cũng khiến 1.200 người Israel thiệt mạng.
- Video: Nexter Titus - Xe bọc thép đa năng của Pháp. Nguồn: QĐND.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?