Quân sự thế giới hôm nay (6/12): Mỹ sẽ triển khai tên lửa chiến lược Typhon, Nga sử dụng robot tải thương
10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới / Tập đoàn Uralvagonzavod giảm mạnh sản xuất dân dụng khi tập trung cho quốc phòng
Theo The Japan Times (Thời báo Nhật Bản), quân đội Mỹ xác nhận đã có kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa chiến lược từ mặt đất tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm tới. Hệ thống mới này có khả năng phóng tên lửa tầm bắn lên tới 2.500km.
Cụ thể, ngày 5/12, người phát ngôn Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ Đại tá Rob Phillips cho biết, lực lượng này đang có dự định triển khai hệ thống Hỏa lực chiến lược tầm trung (SMRF) Typhon tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2024. Đại tá Rob Phillips cũng nhắc lại phát ngôn trước đó của Đại tướng Charles Flynn, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương.
Nguyên mẫu hệ thống tên lửa chiến lược tầm trung (SMRF) Typhon của quân đội Mỹ sau khi phóng thành công tên lửa Tomahawk. Ảnh: Lục quân Mỹ. |
Hồi tháng trước, Tướng Flynn tiết lộ trước báo giới tại Diễn đàn An ninh quốc tế Halifax rằng hệ thống SMRF sẽ sử dụng tên lửa SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk. SMRF cũng sẽ được điều chỉnh để có thể triển khai từ mặt đất vào năm tới. Tomahawk được cho là có tầm bắn từ 1.250km đến 2.500km, trong khi SM-6 có tầm bắn tối đa 240km. Tuy nhiên, Tướng Flynn không cho biết thời gian và địa điểm cụ thể hệ thống SMRF sẽ được triển khai. “Tôi sẽ không nói ở đâu và khi nào, nhưng chúng tôi sẽ triển khai các hệ thống SMRF trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, ông nói.
Đầu năm nay, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công SMRF. Hệ thống bao gồm 4 bệ phóng đặt trên xe kéo và các thiết bị hỗ trợ khác, sử dụng đạn tên lửa SM-6 và Tomahawk. SM-6 là loại tên lửa có thể đánh chặn các loại vũ khí siêu vượt âm cơ động cao. Như vậy, hệ thống SMRF vừa có thể được sử dụng để tấn công vừa có thể được sử dụng để phòng thủ. Giới thạo tin cho rằng rất có khả năng hệ thống tên lửa chiến lược này sẽ được triển khai ở Guam.
* Cựu giám đốc tình báo quân đội Israel nhận định khó đánh bại hoàn toàn Hamas
Ngày 5/12, Tamir Hayman - cựu Chỉ huy trưởng Cơ quan Tình báo quân sự Israel - nhận định đánh bại hoàn toàn lực lượng Hamas là một nhiệm vụ vẫn còn rất khó khăn. Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu Ajansı dẫn bài phân tích phát trên Kênh 12 của Israel cho biết, ông Tamir Hayman cho rằng quân đội Israel vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở dải Gaza. Ông nói: “Trong điều kiện hiện tại, sẽ phải mất nhiều thời gian chúng ta mới đạt được điều đó”. Ông Hayman cho rằng việc loại bỏ Hamas là một thách thức lớn, đòi hỏi phải tiêu hao 60% năng lực quân sự của lực lượng này và các cuộc giao tranh ở phía Nam dải Gaza sẽ còn “phức tạp hơn” vì khu vực này là nơi tập trung đông dân cư.
Ít nhất 15.899 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 42.000 người khác bị thương tính từ ngày 7-10. Ảnh: Anadolu |
Với một triệu người hiện có và một triệu người di chuyển từ phía Bắc xuống, phía Nam Dải Gaza có khoảng hai triệu người đang sống trong một khu vực chỉ rộng khoảng 200km2. Israel đã nối lại các cuộc tấn công trên không và trên bộ vào dải Gaza từ thứ Sáu (1/12) sau khi thời gian ngừng bắn kéo dài một tuần theo thỏa thuận với Hamas kết thúc.
Theo cơ quan y tế Gaza, ít nhất 15.899 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 42.000 người khác bị thương kể từ khi Israel phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn ở dải Gaza nhằm trả đũa vụ tấn công xuyên biên giới của Hamas nhằm vào Israel ngày 7-10. Theo số liệu chính thức, số người Israel thiệt mạng trong vụ tấn công của Hamas là 1.200 người.
* Nga sử dụng robot để tải thương ở Ukraine
Theo Bulgarian Military, những hình ảnh mới đây được các nguồn tin Nga chia sẻ trên Telegram cho thấy quân đội Nga đang sử dụng robot mặt đất để vận chuyển thương binh ra khỏi khu vực giao tranh.
Những hình ảnh trên Telegram cho thấy một robot mặt đất bánh xích có gờ cao hai bên đang di chuyển qua một khu vực bùn lầy ở vùng chiến sự. Trên chiếc “cáng” của robot đang chở theo một người lính bị thương ở chân trái. Vị trí cụ thể nơi bức ảnh được chụp vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin của Mỹ cho rằng phương tiện mặt đất không người lái này đang hoạt động trong biên chế Trung đoàn súng trường 87 đóng quân ở Avdiivka, nơi đang diễn ra nhiều hoạt động giao tranh ác liệt.
Robot mặt đất bánh xích đang chở thương binh qua một khu vực bùn lầy. Ảnh: Telegram |
Robot tải thương này có hình thức bề ngoài và thiết kế khá giống với robot THeMIS của Estonia. Tuy nhiên, robot của Nga và robot THeMIS có sự khác biệt ở khu vực “cáng”chở thương binh và robot THeMIS có gầm cao hơn và khung xe mảnh hơn so với biến thể của Nga.
Thông tin trên Telegram từ phía Nga cho biết robot này được trang bị hệ thống tác chiến điện tử chống máy bay không người lái. Phân tích hình ảnh cho thấy hệ thống tác chiến điện tử này là Volnorez, được phát triển để trang bị cho xe tăng sử dụng trong các khu vực có xung đột.
- Video: PSR-A Pilica - Hệ thống pháo và tên lửa phòng không của Ba Lan. Nguồn: Báo QĐND.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?