Quảng cáo rầm rộ nhưng mờ nhạt ở Ukraine, xe tăng T-14 gặp vấn đề gì?
Phương Tây chạy đua sản xuất vũ khí khi chiến sự Nga - Ukraine leo thang / Hà Lan cam kết sớm chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine
Truyền thông và các quan chức Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, xe tăng T-14 Armata là xe tăng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số tranh cãi xung quanh số lượng xe tăng thực tế được Uralvagonzavod sản xuất từ năm 2021 đến nay.
Ban đầu, có thông báo rằng 20 xe tăng Armata sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2021. Nhưng các nguồn tin phương Tây cho biết, Nga chỉ có khoảng 30 xe tăng (với một số xe là nguyên mẫu), thậm chí một số nguồn tin khác cho rằng con số này có thể chỉ gần 10 xe.
Ngày 26/2/2021, hãng truyền thông Izvestia Nga đưa tin, xe tăng T-14 sẽ hoạt động như một sở chỉ huy di động: “Nhờ hệ thống điều khiển tự động tiên tiến, người chỉ huy Armata sẽ có thể giám sát các phương tiện chiến đấu khác theo thời gian thực”.
T-14 còn nổi tiếng với khả năng tác chiến điện tử vô tuyến, cho phép nó bảo vệ các thiết bị mang theo trước máy bay địch và vũ khí chống tăng. Ngoài ra, khi cần thiết, T-14 còn có thể hỗ trợ hỏa lực cho xe BMP bằng pháo 125 mm.
Xe tăng T-14 hoạt động trên chiến trường Ukraine.
T-14 mờ nhạt trên chiến trường Ukraine
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những công nghệ này đã dần bị tụt lại. Cuộc xung đột ở Ukraine đã buộc các nhà máy xe tăng ở Nga phải tập trung vào việc sửa chữa, nâng cấp và chủ yếu là sản xuất xe tăng T-80 và T-90M Proryv. Hiện tại, Nga đang dựa nhiều vào số lượng hơn là chất lượng. Trên chiến trường, rất nhiều xe tăng T-55, T-62, T-72, T-80 và T-90 của Liên Xô/Nga đang bị phá hủy, bởi các hệ thống vũ khí chống tăng do phương Tây cung cấp.
Tuy nhiên, Nga vẫn triển khai một số xe tăng T-14 Armata vào chiến trường Ukraine, với mục đích thử nghiệm là chính. Có nhiều báo cáo cho rằng T-14 Armata, cùng với máy bay chiến đấu Su-57, đã xuất hiện trên chiến trường, nhưng ở khoảng cách chiến đấu an toàn.
Bất chấp những tuyên bố từ điện Kremlin về tính ưu việt của T-14, nhiều báo cáo xuất hiện gần đây cho thấy phía Nga đang cố gắng phát triển các phiên bản cải tiến cho T-14. Tuy nhiên, những hạn chế về kinh tế và lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây ra nhiều khó khăn cho những kế hoạch của Nga.
Điện Kremlin đã rất tích cực quảng bá xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 của mình, coi đây là vũ khí không thể ngăn cản, có khả năng thách thức những xe tăng tiên tiến nhất của phương Tây như Abrams của Mỹ và Challenger của Anh, tuy nhiên sự có mặt ngắn ngủi của Armata trên chiến trường Ukraine, lại khiến nhiều người ngờ vực về khả năng của nó.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Nga, xe tăng Armata đã bị rút khỏi tiền tuyến sớm vì chúng được coi là “quá giá trị”. Tổng giám đốc điều hành của Rostec cũng khẳng định rằng, T-14 “tốt hơn nhiều” so với các xe tăng hiện có trên thế giới.
Các chuyên gia cho rằng, nếu T-14 mạnh mẽ như Điện Kremlin tuyên bố, thì có thể thấy chiếc xe tăng này xuất hiện nhiều trên chiến trường, đặc biệt là trong bối cảnh kho vũ khí bọc thép của Nga đang hao mòn nhanh chóng. Xét đến tình hình hiện tại của nền kinh tế Nga và sản lượng sản xuất, những cải tiến được báo cáo đối với Armata có vẻ không đáng kể.
Điện Kremlin đã đổ rất nhiều nguồn lực vào cuộc xung đột trong hai năm rưỡi qua. Các nhà phân tích quân sự phương Tây chỉ ra rằng, nếu T-14 đủ "vượt trội" để có thể hoạt động ở tuyến đầu trong cuộc xung đột vào mùa xuân năm ngoái, thì Nga sẽ không đầu tư nguồn lực hạn chế của mình vào việc phát triển một biến thể mới.
Xe tăng T-14 Armata.
Xe tăng T-14 Armata
T-14 Armata là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo của Nga do Uralvagonzavod phát triển. T-14 nổi bật với các tính năng tiên tiến như tháp pháo không người lái và hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động, nâng cao đáng kể sự an toàn của kíp lái và hiệu quả hoạt động.
Khi nói đến kích thước, T-14 Armata trông khá to lớn so với các xe tăng khác của Nga. Nó dài khoảng 10,8 mét, bao gồm cả pháo chính, rộng 3,5 mét và cao 3,3 mét. Kích thước lớn hơn cho phép T-14 trang bị thêm các lớp giáp và hệ thống bảo vệ tiên tiến.
T-14 Armata sử dụng động cơ diesel 1.500 mã lực, cho phép xe có thể đạt tốc độ lên tới 80 km/giờ và hoạt động trong phạm vi khoảng 500 km. Điều thực sự làm nên sự khác biệt của T-14 Armata là hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến. Bao gồm hệ thống tự động hóa tinh vi kết hợp nhiều cảm biến, chẳng hạn như kính ngắm toàn cảnh cho chỉ huy và kính ngắm đa kênh cho xạ thủ. Thiết bị này đảm bảo việc bắt và tấn công mục tiêu chính xác, ngay cả khi xe tăng đang di chuyển.
Vũ khí chính của T-14 Armata là pháo nòng trơn 125 mm 2A82-1M. Vũ khí đa năng này có thể bắn nhiều loại đạn, bao gồm đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh vây (APFSDS), đạn chống tăng nổ mạnh (HEAT) và đạn phân mảnh nổ mạnh (HE-FRAG). Hơn nữa, T-14 có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) thông qua pháo chính, giúp mở rộng đáng kể tầm xa tấn công.
Tầm bắn hiệu quả của xe tăng tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng. Đối với đạn APFSDS thường đạt 2.000 mét, đạn HEAT và HE-FRAG có tầm bắn hiệu quả lên tới 4.000 mét. ATGM có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 8.000 m.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?