Quốc tế

Radar khủng giúp LNA hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ ngay khi cất cánh

Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tuyên bố vừa bắn hạ thêm một chiếc UCAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi máy bay này cất cánh.

Sở chỉ huy Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya chìm trong biển lửa sau cuộc tấn công của LNA / Quân đội Quốc gia Libya bắn hạ 3 UAV Thổ Nhĩ Kỳ trong 24 giờ

Vụ tấn công diễn ra hôm 2/5 ở quận Arada gần sân bay quốc tế Mitiga. Đây là sân bay bán dân sự, nằm ở phía đông của Tripoli là nơi được Thổ Nhĩ Kỳ chọn làm căn cứ trong chiến dịch hỗ trợ Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) trong cuộc đối đầu với LNA.

Khác với hầu hết những lần bắn hạ trước đó, chiếc Bayraktar bị bắn rơi hôm 2/5 đã bị hệ thống radar tầm xa của Quân đội Quốc gia Libya phát hiện từ lúc vừa cất cánh. Ngay khi chiếc máy bay này chưa kịp tấn công mục tiêu đã bị phòng không của LNA bắn rơi.

Radar khung giup LNAha may bay Tho ngay khi cat canh
Hiện trường chiếc Bayraktar TB2 bị bắn rơi hôm 2/5.

Cùng với tuyên bố, Quân đội Quốc gia Libya còn cho công bố loạt ảnh hiện trường chiếc Bayraktar đang bốc cháy.

Ngay khi thông tin về vụ tấn công mới vào máy bay Thổ Nhĩ Kỳ dược công bố, giới quân sự phương Tây đã đặt câu hỏi về năng lực phát hiện tầm xa của phòng không LNA.

Theo đó, nếu chỉ dựa vào những radar cũ hiện có, LNA chỉ có thể phát hiện được những mục tiêu ở khoảng cách không quá 100km mà không thể có năng lực phát hiện được UCAV Thổ ngauy khi nó cất cánh ở cự ly xa.

Tình huống này chỉ có thể được giải thích cách lực lượng này đã được tiếp nhận hệ thống radar thế hệ mới nào đó từ bên ngoài.

Trong đó UAE và Iran được cho là những đối tác có thể làm điều đó. Bởi trước đây, chính UAE đã chuyển cho LNA một số hệ thống phòng không thế hệ mới Pantsir-S1. Trong khi đó, Iran từng có "truyền thống" cung cấp tên lửa và những hệ thống radar tối tân cho LNA.

 

Không những vậy, trang Southfront còn tiết lộ, hồi giữa tháng 4/2020, đã xuất hiện nhiều thông tin Tehran đã chuyển một số hệ thống radar rất giống với 67N6E GAMMA DE của Nga cho Quân đội Quốc gia Libya.

Nếu nguồn tin này được xác nhận thì điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này được trang bị hệ thống radar hàng đầu hiện nay.

Hệ thống Gamma-DE sẽ cung cấp tin tình báo cho các hệ thống phòng không không quân chỉ huy đồng bộ hay không đồng bộ, cung cấp tình báo đường không cho hệ thống kiểm soát không lưu dân sự, cũng như phục vụ các hoạt động cả dân sự lẫn quân sự.

Gamma-DE có thiết kế kiểu khối linh kiện dễ thay thế sửa chữa với ăng ten mảng pha và đèn công suất phát bán dẫn có nhiều chế độ, bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số có khả năng tổ hợp với nguồn tình báo bên ngoài.

Điều làm nên sự đặc biệt của hệ thống radar này là chúng có thể phát hiện được cả những mục tiêu tàng hình như tiêm kích F-35 của Mỹ. Nếu thông tin Quân đội Quốc gia Libya sở hữu Gamma-DE chính xác, đài radar này sẽ rất đáng sợ khi kết hợp với hệ thống Pantsir-S1.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm