Rầm rộ bấy lâu, đến nay Thổ Nhĩ Kỳ mới triển khai S-400 lần đầu tiên
Truyền thông Nga vừa đăng tải bức ảnh gây cho thấy lực lượng phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu triển khai S-400 làm nhiệm vụ.
Mỹ liên tiếp điều máy bay do thám áp sát Triều Tiên / Hai lần “bán đứng” Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có cả F-35 và S-400?
Theo hình ảnh được công bố, có hai hệ thống radar thuộc tổ hợp S-400, trong đó có 91N6E đã được triển khai trong trạng thái trực chiến. Điều đặc biệt là hệ thống này được xác định là triển khai tại một đơn vị phòng thủ gần với biên giới Syria.
Theo nguồn tin trang Avia của Nga có được, Thổ Nhĩ Kỳ còn dùng những hệ thống S-400 này tổ chức diễn tập hỗn hợp tấn công giả định vào nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Cuộc diễn tập được thực hiện đúng thời điểm chiếc tiêm kích F/A-18 của NATO thực hiện tiếp dầu trên không (nằm trong khu vực tác xạ của S-400). Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, Ankara đã dùng máy bay NATO làm mục tiêu diễn tập ngay trong lần đầu S-400 làm nhiệm vụ.
Hiện Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về việc triển khai S-400 cũng như sử dụng máy bay NATO làm mục tiêu. Nếu được xác nhận thì đây cũng phải là tình huống quá bất ngờ bởi theo chuyên gia Sergey Sudakov, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga Sergey Sudakov, mục đích Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp tất cả mua hệ thống S-400 là để đề phòng trường hợp bị chính NATO tấn công.
"Mỹ gọi máy bay ném bom và F-35 là một trong những loại vũ khí tinh vi nhất có khả năng phá hủy các hệ thống phòng không S-300 và S-400. Nhưng chưa có bằng chứng nào cho điều này. Với các tổ hợp S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo ra một hệ thống độc đáo có khả năng chống lại các đổi mới được đưa vào F-35. Tức là, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, các máy bay Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn", chuyên gia Nga nói.
"Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia rộng lớn với tham vọng lớn, họ có thể hành động mạnh tay nếu bị dồn vào góc tường. Tổng thống Erdogan làm tất cả để tự bảo vệ mình. Với hợp đồng mua S-400 từ Nga, Erdogan tạo ra chiến lược an ninh quốc gia cho nhiều thập kỷ tới", viện sỹ Nga nhấn mạnh.
Đây mới là mục đích chính khi Thổ quyết mua bằng được S-400 bởi theo Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu, không lấy gì làm đảm bảo rằng, trong tương lai do xuất hiện những mâu thuẫn trong quan hệ với những quốc gia hiện được gọi là đồng minh trong NATO, chúng tôi không bị tấn công đường không bằng vũ khí tầm xa.
Vị bộ trưởng này cho rằng, trước đây, Thổ không chỉ không có tiền mà không có cả sức mạnh và sự tự tin. Nhưng nay mọi chuyện đã khác khi Ankara có cả hai. Họ (NATO) có thể tấn công bất cứ địa điểm nào ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng tên lửa tầm xa.
"Tình huống này đã được Thổ tính đến và việc mua hệ thống phòng thủ tối tân như S-400 do Nga sản xuất là biện pháp phòng vệ cần thiết cho kịch bản tồi tệ kiểu như vậy", Bộ trưởng Suleyman Soylu nói và cho biết thêm, đây có thể là lý do khiến cả Mỹ và đồng minh NATO tìm mọi cách buộc Thổ ngừng thương vụ S-400.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo